Mô tả công việc
Nhiệm vụ chính:
- Hỗ trợ nhân viên phục vụ trong việc tiếp đón và phục vụ khách hàng.
- Tham gia vào quy trình chuẩn bị bàn ăn, bao gồm bày biện đồ dùng, đặt menu và trang trí.
- Học hỏi về thực đơn, quy trình phục vụ và cách thức giao tiếp với khách hàng.
- Giúp đỡ trong việc dọn dẹp và vệ sinh khu vực ăn uống.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của quản lý nhà hàng.
Yêu cầu công việc
Yêu cầu:
- Sinh viên hoặc người đang theo học các ngành liên quan đến quản trị nhà hàng, khách sạn hoặc lĩnh vực dịch vụ.
- Đam mê phục vụ khách hàng và muốn học hỏi kinh nghiệm trong môi trường nhà hàng.
- Kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm.
- Chăm chỉ, nhiệt tình và có tinh thần cầu tiến.
Quyền lợi được hưởng
- Hỗ trợ vé máy bay, nhà ở, staff meal 3 bữa/ngày.
- Xe đưa đón học việc mỗi ngày.
- 2 ngày nghỉ/ tuần, thời gian học việc 9h/ngày
- Bảo hiểm tai nạn.
- Được tham gia các chương trình đào tạo nội bộ và cơ hội phát triển nghề nghiệp.
- Được cấp và giặt ủi đồng phục
New World Phú Quốc Resort nằm ở mũi phía Tây Nam của Phú Quốc, đối diện với Bãi Kem nổi tiếng. Khách có thể chọn từ 375 biệt thự với bảy cấu hình bắt đầu từ diện tích 124 mét vuông đến Biệt thự Tổng thống rộng 414 mét vuông. Mỗi mái tranh biệt thự có hồ bơi riêng. Bãi Kem riêng của khu nghỉ mát là nơi thu hút các môn thể thao dưới nước, thư giãn trên bãi biển và cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, nhưng những con đường uốn khúc xuyên qua khu vườn kiểng của khu nghỉ mát cũng dẫn du khách đến vô số địa điểm bổ sung các lựa chọn giải trí, bao gồm hồ bơi ngoài trời, trung tâm thể dục và studio, spa 16 phòng trị liệu và câu lạc bộ trẻ em dành cho trẻ nhỏ những người đi nghỉ mát. Các nhà hàng và quán bar thỏa mãn niềm vui trong kỳ nghỉ với quán cà phê mở cửa cả ngày, nhà hàng đặc sản, quầy bar bên hồ bơi và nhà hàng ven biển phục vụ đồ ăn tươi ngon bầu không khí nhiệt đới và quang cảnh đi kèm với ẩm thực đảo, khu vực và quốc tế
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Thực tập sinh ẩm thực là gì?
1. Thực tập sinh Ẩm thực làm công việc gì? Mức lương bao nhiêu?
Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực (Culinary intern) là người tham gia vào một chương trình thực tập trong lĩnh vực ẩm thực và nấu ăn. Trong thời gian thực tập, họ được đào tạo và hướng dẫn bởi các đầu bếp chuyên nghiệp để họ có thể học và phát triển kỹ năng làm việc trong môi trường nhà hàng hoặc bếp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh Nhà hàng, Thực tập sinh F&B,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của thực tập sinh Ẩm thực
Công việc của thực tập sinhẨm thực tập trung vào việc hỗ trợ trong mọi khía cạnh của quá trình chuẩn bị và phục vụ món ăn, đồng thời cũng là cơ hội để họ học hỏi và phát triển kỹ năng trong ngành ẩm thực.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn
Thực tập sinh thường được giao nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu cho các món ăn, bao gồm rửa, cắt, và chế biến các loại thực phẩm theo hướng dẫn của đầu bếp. Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sơ chế nguyên liệu như rửa sạch, cắt thái, tẩm ướp gia vị. Bảo quản nguyên liệu đúng cách để giữ được độ tươi ngon.
Vệ sinh khu vực nấu ăn
Đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh trong khu vực làm việc là một phần quan trọng của công việc của thực tập sinh. Họ phải tuân thủ các quy định vệ sinh thực phẩm và thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp.
Hỗ trợ trong việc trang trí và trình bày món ăn
Thực tập sinh có thể được giao nhiệm vụ trang trí và trình bày món ăn trên đĩa hoặc dĩa, giúp tạo ra các bữa ăn hấp dẫn và thú vị cho khách hàng. Quan trọng nhất, thực tập sinh sẽ dùng thời gian này để học hỏi từ các đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường bếp thực tế và phát triển kỹ năng cần thiết để trở thành một đầu bếp giỏi trong tương lai.
Mức lương Thực tập sinh ẩm thực
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Thực tập sinh ẩm thực, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Thực tập sinh ẩm thực. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Thực tập sinh ẩm thực theo số năm kinh nghiệm và lộ trình thăng tiến. Hiện nay mức lương của Thực tập sinh Ẩm thực dao động từ 1.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh ẩm thực |
1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng |
1 – 2 năm |
Phụ bếp |
4.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Tổ trưởng chế biến |
7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng |
5 – 7 năm |
Đầu bếp |
20.000.000 – 55.000.000 đồng/tháng |
2. F&B là viết tắt của từ gì?
F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage Service”, được hiểu là loại hình dịch vụ ẩm thực (bao gồm đồ ăn và đồ uống) trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng và quầy uống. Là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến có thể kể đến là khách sạn và các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn... Riêng với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là một trong những yếu tố mang lại nguồn doanh thu cao nhất, bên cạnh dịch vụ thuê phòng lưu trú, bởi tốc độ phát triển cũng như tỷ suất lợi nhuận mà nó mang lại.
F&B còn cung cấp các dịch vụ khác như: Tổ chức liên hoan, Sinh nhật, Tiệc mừng Hội thảo,... theo yêu cầu của khách hàng. Cần phân biệt rõ rằng ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan, trong khi đó, F&B là một chuyên ngành, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ, với nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng.
3. Ngành F&B là gì? Học trường nào?
Ngành F&B là thuật ngữ chỉ các ngành dịch vụ, khách sạn, khu du lịch, quầy ăn uống, kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.
Đặc thù của ngành F&B là yêu cầu sinh viên nắm được quá trình vận hành dịch vụ ăn uống tại một nhà hàng và hiểu được những vấn đề về thực phẩm của cuộc sống hiện đại ngày nay, ví dụ như nguồn cung ứng thực phẩm địa phương và các thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn khơi dậy tiềm năng về sự tinh tế khi chế biến và phục vụ các món ăn, cũng như đòi hỏi người học cần có sự chăm chỉ, nắm vững lí thuyết và tập trung đầu tư vào sản phẩm phục vụ đến khách hàng.
Ngành F&B học ở đâu? Vì F&B là một nhánh chuyên môn của ngành dịch vụ, nếu bạn muốn học chính quy thì nên tìm hiểu thi vào các trường đại học cung cấp chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn và du lịch. Ngoài ra, tại Việt Nam cũng bắt đầu có nhiều trung tâm dạy chuyên sâu về kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng - cà phê, phải kể đến COOKED F&B Business School.
Các trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn và du lịch tốt nhất Việt Nam hiện nay:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)
- Trường Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Thăng Long
- Trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đặc biệt, du học là một sự lựa chọn lý thú cho ngành F&B. Sinh viên sẽ có nhiều cơ hội đi đến những vùng đất mới để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ và lịch sử độc đáo trong khi học hỏi cách làm F&B ở mỗi nơi khác nhau thế nào. Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến du học phổ biến sau đây:
-
Các khóa đào tạo ngành Dịch vụ F&B ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Dịch vụ F&B ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Dịch vụ F&B ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Dịch vụ F&B ở Anh
4. Xu hướng việc làm thị trường F&B hiện nay
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh thu toàn cầu của ngành F&B vào năm 2022 đạt khoảng 2,7 nghìn tỷ đô la Mỹ[1]. Đây là con số ấn tượng cho thấy sự quan trọng và phát triển của ngành F&B trong nền kinh tế thế giới. Dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do áp lực từ tình hình kinh tế toàn cầu, cũng như kinh tế nội địa, thị trường F&B Việt Nam vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực và khả năng phục hồi đáng chú ý. Theo Euromonitor, giá trị thị trường ngành F&B Việt Nam trong năm 2023 tăng 18% so với năm 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỷ đồng, đưa Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu.
Qua các năm gần đây ngành F&B luôn phải chịu sự ảnh hưởng từ nền kinh tế “buồn” hay hiệu ứng sau của dịch Covid-19. Tuy nhiên thì ngành này vẫn giữ được mức ổn định:
- Doanh thu ngành F&B tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây.
- Số lượng cơ sở kinh doanh F&B ngày càng gia tăng, cạnh tranh ngày một khốc liệt.
- Xuất hiện xu hướng kinh doanh đồ ăn nhanh, ăn uống theo phong cách của các nước châu Âu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như là nhiều dịch vụ đa dạng dự đoán ngành F&B 2024 sẽ:
- Phát triển các mô hình kinh doanh mới như ăn uống tại gia, đi chợ giúp, ship đồ ăn về tận nhà...
- Ứng dụng công nghệ cao trong quy trình chế biến thực phẩm để tạo sự khác biệt.
- Mở rộng các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 với thực đơn đơn giản, nhanh gọn.
- Chú trọng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe.
Đọc thêm: Việc làm của Thực tập sinh ẩm thực mới cập nhật
Đọc thêm: Việc làm phụ bếp tuyển dụng
Đọc thêm: Việc làm của Đầu bếp mới cập nhật
Thực tập sinh ẩm thực có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
36 - 96 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Thực tập sinh ẩm thực
Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh ẩm thực, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh ẩm thực?
Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp: Thực tập sinh Ẩm thực thường cần ít nhất một bằng cấp trung học hoặc tương đương. Một số chương trình thực tập có thể yêu cầu một số học vị hoặc chứng chỉ liên quan đến ẩm thực, như chứng chỉ nấu ăn cơ bản hoặc chứng chỉ vệ sinh thực phẩm.
- Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm trước đó trong lĩnh vực ẩm thực được coi là một lợi thế, nhưng không bắt buộc đối với các vị trí thực tập. Kinh nghiệm làm việc trong một môi trường nhà hàng hoặc bếp sẽ là một điểm cộng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh Ẩm thực cần có khả năng làm việc trong một môi trường đa dạng với đồng nghiệp và khách hàng. Bởi đây là ngành nghề dịch vụ nên việc tiếp xúc với rất nhiều người trong ngày là điều không thể tránh.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khác với những lĩnh vực khác, nghề bếp yêu cầu phải có tính phối hợp cao giữa bếp trưởng và các phụ tá hay các phụ tá với nhau. Vì vậy, Thực tập sinh Ẩm thực phải có khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả trong nhóm.
- Kỹ năng về vệ sinh và an toàn thực phẩm: Hiểu biết và tuân thủ các quy định vệ sinh và an toàn thực phẩm là rất quan trọng trong ngành ẩm thực. Nếu có bất kỳ sai sót nào xảy ra, hậu quả dẫn đến là vô cùng quan trọng.
- Kỹ năng đa nhiệm và thích ứng: Thực tập sinh Ẩm thực cũng cần có khả năng làm việc trong một môi trường nhanh chóng và linh hoạt, thích ứng với các thay đổi và yêu cầu công việc đa dạng.
- Sự sáng tạo và cẩn thận: Có khả năng sáng tạo trong việc chuẩn bị và trang trí món ăn sẽ giúp Thực tập sinh Ẩm thực ghi điểm trong quá trình học việc. Đồng thời, họ cũng cần cẩn thận và tỉ mỉ trong các quy trình làm việc của mình.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh Lễ Tân: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh Nhà hàng: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Thực tập sinh Ẩm thực thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Thực tập sinh ẩm thực cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Thực tập sinh Ẩm thực. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Nhà hàng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Lễ tân hiện nay