Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tuyển dụng 05 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành theo Chương trình VNU350
Để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam, ĐHQG-HCM xây dựng chương trình thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành về công tác, với số lượng khoảng 350 người trong giai đoạn 2024-2030 (gọi tắt là Chương trình VNU350). Các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu đều có thể tham gia ứng tuyển Chương trình VNU350.
Theo Chương trình VNU350, Đợt 1 năm 2024 sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu. Trong đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ tuyển dụng 05 vị trí việc làm là Giảng viên Ngành Tôn giáo học, Giảng viên Ngành Giáo dục học, Giảng viên Ngành Tâm lý học lâm sàng, Giảng viên Ngành Ngôn ngữ học, Giảng viên Ngành Nhật Bản học.
Vị trí tuyển dụng |
Mã số |
Số lượng |
Giảng viên Ngành Tôn giáo học |
XHNV-01 |
01 |
Giảng viên Ngành Giáo dục học |
XHNV-02 |
01 |
Giảng viên Ngành Tâm lý học lâm sàng |
XHNV-03 |
01 |
Giảng viên Ngành Ngôn ngữ học |
XHNV-04 |
01 |
Giảng viên Ngành Nhật Bản học |
XHNV-05 |
01 |
Vị trí tuyển dụng |
Mô tả vị trí công việc |
Khung năng lực |
Giảng viên Ngành Tôn giáo học |
– Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đại học (ngành Tôn giáo học).
– Chủ trì đề tài nghiên cứu các cấp. – Tham gia công bố quốc tế. – Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học. – Thực hiện công tác giảng dạy theo phân công của Trưởng khoa. |
Có trình độ Tiến sĩ trở lên |
Giảng viên Ngành Giáo dục học |
– Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo sau đại học (ngành Giáo dục học).
– Chủ trì đề tài nghiên cứu các cấp. – Tham gia công bố quốc tế. – Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học. – Thực hiện công tác giảng dạy theo phân công của Trưởng khoa. – Tham gia hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận văn, luận án. |
Đạt chức danh Phó Giáo sư trở lên |
Giảng viên Ngành Tâm lý học lâm sàng |
– Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo sau đại học (ngành Tâm lý học lâm sàng).
– Chủ trì đề tài nghiên cứu các cấp. – Tham gia công bố quốc tế. – Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học. – Thực hiện công tác giảng dạy theo phân công của Trưởng khoa. – Tham gia hướng dẫn học viên cao học thực hiện đề tài luận văn, luận án. |
|
Giảng viên Ngành Ngôn ngữ học |
– Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo sau đại học (ngành Ngôn ngữ học).
– Chủ trì đề tài nghiên cứu các cấp. – Tham gia công bố quốc tế – Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học. – Thực hiện công tác giảng dạy theo phân công của Trưởng khoa. – Tham gia hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận văn, luận án. |
|
Giảng viên Ngành Nhật Bản học |
– Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo sau đại học (ngành Nhật Bản học).
– Chủ trì đề tài nghiên cứu các cấp. – Tham gia công bố quốc tế. – Thực hiện công tác giảng dạy theo phân công của Trưởng khoa. – Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học. |
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung
– Có trình độ tiến sĩ. Ưu tiên các ứng viên có học hàm, có chuyên môn liên quan đến các ngành, lĩnh vực thuộc vị trí tuyển dụng; đã học tập, công tác ở nước ngoài.
– Đảm bảo các giá trị cốt lõi của ĐHQG-HCM: Xuất sắc, tiên phong, chính trực, trách nhiệm, cộng đồng. Theo đó các ứng viên cần có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập; có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ĐHQG-HCM nói riêng và giáo dục đại học Việt Nam nói chung.
– Ứng viên đăng ký tham gia Chương trình VNU350 phải đảm bảo sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được thông báo trúng tuyển.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
– Đối với nhà khoa học trẻ, cần đáp ứng một trong bốn tiêu chí sau:
(1) Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín;
(2) hoặc có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công;
(3) hoặc có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao;
(4) hoặc có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với chiến lược phát triển ĐHQG-HCM.
– Đối với nhà khoa học đầu ngành, cần đáp ứng đủ năm tiêu chí sau:
Có kinh nghiệm và năng lực:
(1) đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc trưởng phòng thí nghiệm;
(2) chủ trì đề tài, dự án khoa học – công nghệ;
(3) có công trình công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế;
(4) có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh;
(5) có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học – công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế).
3. Chính sách đãi ngộ của ĐHQG-HCM
– Được đảm bảo cơ sở vật chất và môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, công bằng, bố trí công việc phù hợp với năng lực.
– Được tiếp cận và sử dụng chung phòng thí nghiệm, cơ sở dữ liệu, thư viện của các đơn vị trong hệ thống nhằm phục vụ công tác nghiên cứu theo quy định.
– Được tạo điều kiện tham gia cộng đồng nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo và phát triển quan hệ với các nhà khoa học trong ĐHQG-HCM cùng các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước.
– Được hỗ trợ đăng ký đề tài các cấp, bao gồm các đề tài dự án quốc tế, của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia (KC), Nafosted, các đề tài của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương, doanh nghiệp…
– Được đảm bảo tham gia giảng dạy, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh.
– Được ưu tiên đăng ký nhà công vụ, nếu độ tuổi dưới 35.
+ Đối với các nhà khoa học trẻ
– Trong thời gian 2 năm đầu: được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200.000.000 đồng).
– Năm thứ ba: được cấp 1 đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng).
– Năm thứ tư: được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng.
– Năm thứ năm: được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.
+ Đối với các nhà khoa học đầu ngành
Trong thời gian 2 năm đầu: được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng).
– Các năm tiếp theo:
(1) được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng;
(2) được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh;
(3) được hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.
4. Chính sách đãi ngộ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
+ Đối với ứng viên người Việt Nam:
Lương theo quy định của Nhà nước (Tiến sĩ có hệ số 3.0): 5.400.000 đồng/tháng.
Lương theo vị trí việc làm: 15.000.000 đồng/tháng.
+ Đối với ứng viên người nước ngoài:
Lương vị trí việc làm gấp 02 lần so với mức lương vị trí việc làm tương ứng của ứng viên người Việt Nam.
Hỗ trợ 02 vé máy bay khứ hồi/năm.
Hỗ trợ các hồ sơ, thủ tục trong quá trình nhân sự làm việc tại Trường.
5. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên gửi hồ sơ trước ngày 30/3/2024 thông qua 1 trong 2 phương thức:
– Trực tiếp tại trang website: vnu350.vnuhcm.edu.vn
– Gửi hồ sơ về hộp thư điện tử: [email protected]
Thông tin chi tiết về tuyển dụng của Trường ĐH KHXH&NV, vui lòng liên hệ:
TS. Trần Văn Thắng
Trưởng phòng Phòng Tổ chức – Cán bộ
Điện thoại liên hệ: 028.38293828; Line nội bộ: 172
Email: [email protected]
Các thông tin chi tiết về Chương trình VNU350: có thể xem tại đây.
Nguồn tin: hcmussh.edu.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của thành phố Hồ Chí Minh. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giảng viên tâm lý là gì?
Giảng viên Tâm lý học tên tiếng Anh còn được gọi là Psychology là ngành khoa học nghiên cứu về các hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, ngành tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, những yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Giảng viên tâm lý nghiên cứu về các hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người.
Mô tả công việc của Giảng viên tâm lý
Giảng viên môn tâm lý học là những người làm việc tại các trường học, các cơ sở giáo dục, trung tâm dạy học…
Giảng dạy lý thuyết và thực hành
Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung và khung chương trình đào tạo; xây dựng giáo trình, bài giảng đầy đủ trước khi lên lớp; giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.
Nâng cao trình độ lý luận
Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục
Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giảng viên tâm lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giảng viên tâm lý
Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên tâm lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên tâm lý?
Yêu cầu tuyển dụng Giảng viên quản lý giáo dục
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Vị trí Giảng viên tâm lý yêu cầu tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan đến sư phạm, giáo dục hay quản lý. Để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức, bao gồm:
- Kiến thức về Giáo dục
- Kiến thức về Quản lý giáo dục
- Kiến thức về những thay đổi mới trong quản lý giáo dục, các phương pháp quản lý.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý được hiểu là kiến thức và khả năng của mỗi nhà quản lý trong việc thực hiện các công việc cụ thể của công ty. Đó có thể là các hoạt động quản lý công việc hay con người. Kỹ năng quản lý được hình thành thông qua hoạt động tự học và rèn luyện mỗi ngày. Hoặc là thông qua việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Kỹ năng quản lý sẽ dần phát triển khi bạn liên tục học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tế mỗi ngày.
- Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với nhà quản lý giáo dục nào, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình trao đổi, hỗ trợ khách hàng, giao dịch viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về dịch vụ
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giao dịch viên hoặc trong lĩnh vực liên quan
- Phải có khả năng cộng, trừ, nhân và chia theo tất cả các đơn vị đo lường, sử dụng số nguyên, phân số thông thường và số thập phân
- Thể hiện khả năng sử dụng máy tính và máy tính
- Khả năng sử dụng các sản phẩm Microsoft Office
- Ưu tiên có kinh nghiệm với các hệ thống phần mềm tổ chức tài chính
- Ưu tiên xử lý tiền mặt, dịch vụ khách hàng/ kinh nghiệm bán hàng
- Khả năng đứng trong thời gian dài
Lộ trình thăng tiến của Giảng viên tâm lý
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 2 năm |
Giảng viên tâm lý Hạng I |
10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm |
Giảng viên tâm lý Hạng II |
20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm |
Giảng viên tâm lý Hạng III |
25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Mức lương bình quân của Giảng viên tâm lý có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động
- Giảng viên quản lý giáo dục: 16.000.000 - 31.000.000đ (1 tháng)
- Giảng viên kinh tế: 16.000.000 - 31.000.000đ (1 tháng)
1. Giảng viên tâm lý Hạng I
Mức lương: 10 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 2 năm
Hạng I dùng để chỉ những Giảng viên tâm lý có bằng tiến sĩ với thành tựu là những công trình nghiên cứu học thuật riêng cùng với những chứng chỉ bồi dưỡng Giảng viên tâm lý. Ngoài ra, thạc sĩ cần trang bị một trong 6 chứng chỉ ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật cùng với chứng chỉ tin học và thêm 1 năm kinh nghiệm với kỹ năng tin học cho công việc chuyên môn.
>> Đánh giá: Nghề giảng viên đại học cung cấp cơ hội rộng mở cho sự phát triển và thăng tiến trong lĩnh vực giáo dục. Với nền tảng giảng dạy đại học, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, khám phá và trải nghiệm các văn hóa mới. Ngoài ra, nghề giảng viên đại học cũng mở ra cơ hội để bạn tham gia vào các dự án nghiên cứu, viết sách giáo trình hoặc tham gia vào các hoạt động giảng dạy,...
2. Giảng viên tâm lý Hạng II
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm
Với một số người thì cơ hội việc làm cho Giảng viên tâm lý hạng II là những Giảng viên tâm lý có bằng thạc sĩ với chứng chỉ bồi dưỡng Giảng viên tâm lý II theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo. Song song đó, Giảng viên tâm lý hạng II cũng phải thành thạo ít nhất 1 trong những ngôn ngữ sau: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật liên quan đến chuyên môn học thuật.
>> Đánh giá: Một trong những lợi thế của nghề giảng viên đại học là thời gian làm việc linh hoạt. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại trường công lập, trường tư thục, trung tâm đào tạo giáo dục đại học hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Thời gian làm việc có thể được điều chỉnh linh hoạt dựa trên lịch trình của sinh viên hoặc theo sự sắp xếp của bạn, không nhất thiết là làm việc trong giờ hành chính. Điều này cho phép bạn có thời gian tự do để thực hiện các hoạt động cá nhân hoặc theo đuổi các dự án khác.
3. Giảng viên tâm lý Hạng III
Mức lương: 25 - 35 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Hạng III được dùng để chỉ những Giảng viên tâm lý tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực giáo dục sư phạm. Với định hướng làm Giảng viên tâm lý ngoại ngữ thì bạn cần sử dụng 1 ngôn ngữ để đọc và tra cứu những tài liệu chuyên môn, kỹ năng giao tiếp căn bản.
>> Đánh giá: Nghề giảng viên đại học cung cấp cơ hội để kiếm được thu nhập cao, đặc biệt là khi bạn có kinh nghiệm và chứng chỉ giảng dạy phù hợp. Một số quốc gia trên thế giới đặc biệt trọng dụng giảng viên đại học và sẵn sàng trả lương hấp dẫn để thu hút và giữ chân những người có trình độ và kỹ năng giảng dạy cao. Bên cạnh lương cơ bản, giảng viên đại học cũng có thể nhận được các phụ cấp và lợi ích khác như bảo hiểm y tế và các phúc lợi khác theo quy định của pháp luật và của doanh nghiệp chủ quản.
Lộ trình thăng tiến có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức giáo dục và hệ thống chính sách của quốc gia. Thời gian kinh nghiệm được đề cập chỉ là một ước lượng và có thể biến đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như năng lực, thành tích và cơ hội phát triển trong môi trường làm việc.
5 bước giúp Giảng viên tâm lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao Trình độ Học vấn và Chuyên môn
Tiếp tục theo đuổi các bằng cấp cao hơn như tiến sĩ hoặc chứng chỉ chuyên môn sâu về các lĩnh vực tâm lý học cụ thể. Việc này không chỉ nâng cao kiến thức mà còn tạo điều kiện để tham gia các nghiên cứu và công bố các công trình khoa học, giúp tăng uy tín và mở rộng cơ hội thăng tiến.
Phát triển Kỹ năng Giảng dạy và Giao tiếp
Cải thiện phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên. Sử dụng các kỹ thuật giảng dạy sáng tạo, công nghệ mới và kỹ năng giao tiếp hiệu quả để tạo sự tương tác và khơi dậy sự hứng thú học tập trong sinh viên.
Tham gia Nghiên cứu và Xuất bản Khoa học
Chủ động tham gia các dự án nghiên cứu, hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài trường để phát triển các công trình nghiên cứu có giá trị. Xuất bản bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín giúp nâng cao uy tín học thuật và xây dựng danh tiếng trong cộng đồng học thuật.
Xây dựng Mạng lưới Chuyên môn và Tham gia Cộng đồng Học thuật
Tham gia vào các hội thảo, hội nghị quốc tế và các tổ chức chuyên môn về tâm lý học để mở rộng mạng lưới, học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu và tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu. Mạng lưới mạnh mẽ giúp giảng viên cập nhật xu hướng mới và tạo điều kiện thăng tiến.
Đóng góp cho Phát triển Chương trình và Hoạt động Ngoại khóa
Tham gia tích cực vào việc phát triển chương trình học, tư vấn sinh viên, và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thảo chuyên đề. Đóng góp này thể hiện sự cam kết với sự phát triển của sinh viên và nhà trường, giúp giảng viên được công nhận và thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo như trưởng khoa hoặc giám đốc chương trình.
>> Xem thêm:
Việc làm Giảng viên tâm lý tuyển dụng
Việc làm Giảng viên kinh tế tuyển dụng