Phúc lợi
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Mục tiêu
Chuyên viên cao cấp Khách hàng doanh nghiệp SME
Phát triển, quản lý quan hệ với khách hàng doanh nghiệp MSME, SME (ưu tiên SME) mới và hiện hữu; Chịu trách nhiệm tư vấn các SPDV, chăm sóc khách hàng, theo dõi tình trạng khách hàng trong danh mục quản lý, bao gồm công tác quản lý rủi ro, theo dõi thu hồi nợ nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh mảng KHDN được giao.
Trách nhiệm chính (1)
1. Am hiểu khách hàng:
- Thu thập/ tìm hiểu những nhận định, nguồn khách hàng tiềm năng (leads) nhằm hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu, thị trường, sản phẩmngân hàng cạnh tranh… của phân khúc khách hàng MSME, SME (ưu tiên SME) /tiểu phân khúc trọng tâm được giao.
- Thu thập, phân tích thông tin về khách hàng hiện hữu, tình hình hoạt động/phương thức/phương án kinh doanh, báo cáo tài chính,... nhằm am hiểu khách hàng, nhu cầu và có khả năng tư vấn phương án kinh doanh cho khách hàng.
2. Sản phẩm và Giá:
- Các sản phẩm (SP) và chính sách giá SP được chào bán, tư vấn cho khách hàng: Sản phẩm dịch vụ (SPDV) chuẩn, gói SP, chương trình kinh doanh (CTKD) bao gồm huy động, tín dụng, dịch vụ, tài trợ thương mại, ngoại hối, sản phẩm phái sinh, và các sản phẩm khác dành cho khách hàng doanh nghiệp MSME, SME.
- Chính sách giá dựa trên kế hoạch tài chính với khách hàng (ACP)/ giá trị vòng đời của khách hàng (CLV) theo quy định.
- Các SP, chương trình bán thêm, bán chéo thuộc PFS, WB… theo định hướng của TCB.
- Thu thập thông tin sản phẩm của ngân hàng cạnh tranh định kỳ theo quy định hoặc yêu cầu.
3. Bán hàng và dịch vụ:
3.1. Thiết lập quan hệ với KHDN mới, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện hữu:
- Chủ động hẹn gặp, tiếp cận khách hàng theo leads được phân công hoặc tự tìm kiếm.
- Xây dựng và phát triển quan hệ với khách hàng nhằm tăng quy mô giao dịch, thị phần hầu bao (wallet share) của khách hàng tại TCB.
3.2. Tư vấn tài chính cho khách hàng:
- Tư vấn cho khách hàng trong việc lập kế hoạch kinh doanh (tư vấn các giả định tài chính, dòng tiền).
- Tư vấn cho khách hàng phương thức quản lý báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, chi phí và lợi nhuận.
- Đưa ra các giải pháp tài chính tối ưu trên cơ sở am hiểu tình trạng khách hàng và diễn biến trong ngành.
3.3. Quản lý danh mục khách hàng:
- Quản lý danh mục khách hàng hiện hữu (về doanh số, chất lượng, cấu trúc...), đẩy mạnh bán thêm, bán chéo nhằm tăng wallet share và chất lượng danh mục theo định hướng của TCB.
3.4. Chăm sóc khách hàng
- Chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng trong danh mục quản lý, chuyển tải CVP đến khách hàng và thực hiện các cam kết chất lượng (TATs/ SLAs) nhằm gia tăng trải nghiệm, hài lòng của khách hàng tại TCB.
4. Quản lý rủi ro tín dụng:
4.1. Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng từ đầu đến cuối trên danh mục khách hàng quản lý.
4.2. Thẩm định tín dụng:
- Chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm, ... đề xuất cấp tín dụng và trình cấp phê duyệt trong thẩm quyền.
4.3. Quản lý sau cấp tín dụng:
Trách nhiệm chính (2)
- Quản lý, giám sát sau khi cấp tín dụng, nhận diện các dấu hiệu cảnh báo sớm và thực hiện hướng dẫn/ định hướng xử lý rủi ro.
- Quản lý quá trình thu hồi nợ đối với khách hàng, tham gia xử lý nợ xấu phát sinh.
5. Vận hành:
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định, quy trình, hướng dẫn... liên quan.
- Chủ động nhận diện và quản lý rủi ro hoạt động liên quan danh mục khách hàng quản lý.
6. Tổ chức và nhân sự:
- Phát triển bản thân nhằm thực thi tốt vai trò nhiệm vụ và thích ứng với sự thay đổi có liên quan đến công việc.
- Hợp tác chặt chẽ với các vị trí liên quan, hướng đến mục tiêu chung của đơn vị và ngân hàng.
7. Quản lý hiệu quả:
- Quản lý hiệu quả danh mục khách hàng được giao phụ trách theo các hướng dẫn, quy định của TCB.
- Quản lý chặt chẽ kết quả kinh doanh thực hiện so với KPI được giao
8. Các công việc khác: theo phân công của Giám đốc SME
Yêu Cầu Công Việc
Chân dung Thành công - Bằng cấp, Kinh nghiệm
- Trình độ đại học. Ưu tiên chuyên ngành Kinh tế/Tài chính/Ngân hàng/Quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành liên quan đến tiểu phân khúc được phân công.
- Tối thiểu 2 năm trong lãnh vực bán hàng/hỗ trợ bán hàng đối với KHDN. Ngoại ngữ: tối thiểu TOEIC 550 hoặc tương đương.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Sau 30 năm không ngừng phát triển đi lên, Techcombank đang có chỗ đứng vững chắc trong ngành Ngân hàng nói chung, và trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng với doanh thu 27.000 tỷ đồng và hơn 10.000 nhân viên (năm 2020)
Chính sách bảo hiểm
- Đóng BHXH theo mức cơ bản
- Tham gia vào Techcombank Care với gói bảo hiểm Bảo Việt
Các hoạt động ngoại khóa
- Team building
- Du lịch hàng năm
- Thứ 7 năng động
- Party thường niên
Lịch sử thành lập
- Năm 1993: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập tại Hà Nội với vốn điều lệ 20 tỷ đồng
- Năm 1995: Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh
- Năm 1996: Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
- Năm 1998: Trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
- Năm 1999: Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
- Năm 2000: Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng
- Năm 2002: Thành lập Chi nhánh Chương Dương, Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội và các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng
- Năm 2003: Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003
- Năm 2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng
- Năm 2005: Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu..
- Năm 2006: Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa được ra mắt
- Năm 2007: Trở thành ngân hàng ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch
- Năm 2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- Năm 2012: phát hành thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- Năm 2018: Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2020: tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 439,6 nghìn tỷ đồng[10] với gần 11.882 nhân viên. Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.
Mission
Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.
Review Techcombank
Review khối IT của Techcombak
Công ty làm marketing tốt nhưng vào làm thì cũng thấy nhiều vấn đề
Tâm sự của một homecomer về T đỏ và đã ra đi