Mô tả công việc
Xây dựng biểu mẫu tình giá thành cho từng dòng sản phẩm theo thực tế sản xuất của Công ty.
Báo cáo về đề xuất biện pháp xử lý kịp thời đối với những bất hợp lý, mất cân đối chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Kiểm soát danh mục mã thành phẩm (tạo mã mới theo yêu cầu, tính tỷ lệ quy đổi).
Tham gia đánh giá, tính toán tỷ lệ phế liệu thu hồi, các khoản làm giảm giá thành hoặc giá trị sản phẩm lỗi.
Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của cấp quản lý.
Kiểm soát việc tuân thủ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và sử dụng các nguoonf lực cho từng công đoạn sản xuất.
Lập và biên soạn quy trình tính giá thành thực tế cho công ty.
Tổng hợp chi phí sản xuất, cân đối xuất/nhập, tính giá thành thực tế theo định kỳ hàng tháng.
Phân tích những biến động các phi phí sản xuất nguyên vật liệu và chi phí hoạt động chung trong từng thời kỳ.
Hướng dẫn các phân xưởng/phòng ban thực hiện chứng từ ghi chép ban đầu về chi phí sản xuất sản phẩm theo các quy định/quy trình của Công ty.
Tính giá thành kế hoạch, định giá bán cho sản phẩm mới, xác định lãi lỗ kế hoạch của đơn hàng.
Yêu cầu công việc
Thành tạo các kỹ năng tin học văn phòng, excel khá.
Kinh nghiệm tối thiểu 03 năm tại vị trí tương đương. Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc tại công ty sản xuất >300 nhân sự. Từng tính giá thành theo đơn đặt hàng của khách, định mức linh hoạt.
Nam/Nữ, tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành Tài chính – Kế toán.
Biết sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng, ERP,... là điểm cộng.
Cẩn thận, trung thực, chịu được áp lực trong công việc.
Quyền lợi
Có đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ khác theo luật lao động.
Thu nhập: Thỏa thuận
Môi trường làm việc thân thiện, năng động, chuyên nghiệp.
Hỗ trợ cơm trưa, điện thoại, ...; Phụ cấp cho phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h00, từ T2 – T7
Lương tháng 13 (1- 2 tháng lương) và thưởng hiệu quả công việc theo quy chế của công ty hàng quý và hàng năm.
Tặng quà cho CBCNV vào ngày sinh nhật, 8/3, 1/6, Tết Trung thu, 20/10, tết...
Được phát triển nghề nghiệp với chính sách đào tạo nội bộ (chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng) và đào tạo bên ngoài.
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-10-07 02:15:03
Tiền thân của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn là cơ sở bao bì Thái Sơn, được thành lập vào năm 1989. Đến nay, Nam Thái Sơn được biết đến như một trong những công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa. Trong thời gian qua, Nam Thái Sơn đã chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam cũng như các thị trường lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật, Đức…
Bên cạnh sự phát triển của Nam Thái Sơn, sự ra đời của Nam Thái Sơn Phương Bắc tại Hải Dương năm 2007 đã minh chứng cho sự phát triển tất yếu và năng lực mạnh mẽ của công ty, hàng tháng cung cấp hàng trăm tấn bao bì xuất khẩu đi nước ngoài. Với hệ thống máy móc hiện đại của các nước trên thế giớ kết hợp dây chuyền sản xuất đồng bộ khép kín, công ty nhanh chóng phát huy tiềm lực sẵn có, kịp thời đón đầu cơ hội mới và hòa nhập vào xu thế chung của thị trường.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,….
- Được tham gia bảo hiểm tai nạn cá nhân
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hằng năm
- Các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao
Lịch sử thành lập
- The Grand Ho Tram Strip thành lập vào năm 2016
Mission
- Với hơn 15 nhà hàng và quán bar, 5 hồ bơi, 2 Spa đạt giải thưởng, sân golf đẳng cấp hàng đầu Châu Á – The Bluffs Grand Hồ Tràm Strip – do Greg Norman thiết kế và cam kết sẽ làm hài lòng du khách từ khắp nơi trên thế giới, The Grand Hồ Tràm Strip đã nhanh chóng khẳng định mình là viên ngọc quý trên vương miện du lịch Việt Nam.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán kho là gì?
Kế toán kho (Warehouse Accountant) là vị trí nghiệp vụ quan trọng của bộ phận kế toán trong mỗi công ty. Kế toán kho sẽ thường làm việc trong các kho hàng thay vì văn phòng công ty, chịu trách nhiệm theo dõi các quá trình xuất hàng và nhập hàng tại kho, kiểm soát và thống kê các hàng tồn kho. Công việc của kế toán kho cũng liên quan đến việc quản lý các giấy tờ, thủ tục, chứng từ và các số liệu hàng hóa nhằm hạn chế các rủi ro và tránh gây tổn hại cho công ty. Bên cạnh đó những công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán thuế, Kế toán nội bộ, Kế toán công,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán kho
Công việc của kế toán kho có phần khác biệt so với các vị trí khác trong bộ phận kế toán. Để bạn tránh nhầm lẫn và xảy ra các sai sót, 1900.com.vn đã tổng hợp bản mô tả công việc kế toán kho phía dưới giúp bạn tham khảo và hình dung rõ hơn:
Thực hiện kiểm soát và theo dõi hàng hoá
Công việc của kế toán kho sẽ là kiểm kê và xác nhận số lượng hàng và giao nhận hoá đơn. Đồng thời cập nhật tình hình hàng hoá mỗi khi xuất hàng từ kho và nhập hàng từ các đơn vị phân phối. Đây được xem như là nhiệm vụ cơ bản và được thực hiện hàng ngày của một kế toán kho.
Lập phiếu xuất - nhập kho
Kế toán kho cũng sẽ là người phụ trách lập biên bản kiểm kê, chứng từ và nhập các số liệu hàng hoá, lưu trữ các hóa đơn, giấy tờ liên quan đến việc xuất - nhập kho và chuyển cho các bộ phận liên quan để sao lưu, để cung cấp khi cần đối chứng.
Hạch toán doanh thu và kê khai thuế cho doanh nghiệp
Trong quá trình xuất nhập khẩu, công việc kế toán kho còn là hạch toán doanh thu, giá vốn hàng hoá, công nợ và vật tư theo quy định. Bên cạnh đó, kế toán kho cũng cần kê khai thuế đầu vào, đầu ra của hàng hóa nguyên vật liệu, đảm bảo đóng thuế đúng như mức quy định của Nhà nước.
Lập các báo cáo hàng tồn kho
Kế toán kho cũng sẽ là người lập các báo cáo tồn kho và nhập xuất tồn. Đếm số lượng hàng tồn thực tế trong kho để so sánh và đối chiếu với dữ liệu được cập nhật trên hệ thống quản lý hàng. Khi so sánh, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào của số lượng hàng, họ sẽ phải lập tức báo cáo với quản lý để giải quyết.
Kế toán kho có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán kho
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán kho, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán kho?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán kho
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Kế toán kho còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán kho phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán kho phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với Kế toán kho, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán kho
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Kế toán kho | 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán kho và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kế toán thanh toán: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Kế toán kho có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Kế toán kho
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vị trí Kế toán kho. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Kế toán kho có thể sẽ là mảng đầu tiên mà các bạn đảm nhận khi vào công ty. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc gắn liền với bộ phận quản lý kho dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm kế toán kho có tỉ lệ cạnh tranh khá cao vì nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kế toán kho thăng tiến nhanh trong công việc
Có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng
Từ bản mô tả công việc kế toán kho có thể thấy, nhân viên kế toán kho thường xuyên phải lập các báo cáo chứng từ, hạch toán doanh nghiệp và kê khai thuế. Do đó, công việc này đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao và có một nền tảng kiến thức vững nhất định để dễ dàng thích nghi và đem lại hiệu quả cao khi làm việc. Một khi đã có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, bạn cũng sẽ dễ được cất nhắc hơn.
Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
Không chỉ riêng nhân viên kế toán kho, mà đối với tất cả các vị trí trong bộ phận kế toán đều cần sự tỉ mỉ và cẩn thận vì phải tiếp xúc cùng lúc nhiều các hoá đơn, chứng từ hay báo cáo. Mỗi quá trình theo dõi và lập giấy tờ đều cần tính chính xác cao bởi một sai số nhỏ cũng ảnh hưởng đến rất nhiều số liệu khác. Ngoài ra, trung thực là một yếu tố cần thiết cho nhân viên kế toán kho vì công việc này liên quan trực tiếp tới doanh thu doanh nghiệp và để tạo sự tin tưởng cho cấp trên. Một khi đã tạo được lòng tin với lãnh đạo, con đường thăng tiến của bạn cũng sẽ rộng mở hơn.
Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm kế toán
Là một kế toán kho giỏi, việc sử dụng thành thạo kỹ năng tin học và các phần mềm kế toán là một yêu cầu bắt buộc đối với công việc của kế toán kho, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và các công việc đạt hiệu quả cao hơn, trôi chảy hơn. Một số các phần mềm mà kế toán kho cần trau dồi và học hỏi như: excel microsoft, phần mềm chuyên cho kế toán, v.v.
Kỹ năng làm việc với số liệu
Bất cứ việc làm nào của kế toán kho cũng liên quan đến các con số và báo cáo chúng. Vì thế, bạn cần làm quen với các số liệu chi tiết, có khả năng phân tích và tổng hợp số liệu tốt để đưa ra các hướng giải quyết vấn đề phù hợp.
Hiểu biết về các loại hàng hoá
Kế toán kho là người trực tiếp kiểm kê số lượng và các loại hàng hoá, vì vậy nhân viên kế toán kho cần có kiến thức về các loại hàng khác nhau. Hàng hoá có thể khác nhau về mẫu mã, chất liệu, độ bền hoặc giá thành chênh lệch. Hiểu biết nhất định về các loại hàng sẽ giúp kế toán kho dễ dàng kiểm kê và theo dõi trong quá trình làm việc. Ngoài ra, điều đó còn giúp bạn có khả năng tự tin bộc lộ năng lực chuyên môn của cá nhân, góp phần dễ dàng hơn cho việc thăng tiến.
Xem thêm: