Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên Viên Đối Tác Nhân Sự là gì?
Chuyên viên đối tác nhân sự là một vai trò trong lĩnh vực nhân sự với trách nhiệm chính là làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo cấp cao và các bên liên quan trong kinh doanh để điều chỉnh các chính sách và thực thi các chiến lược nhân sự phù với mục tiêu kinh doanh. HRBP chịu trách nhiệm quản lý chức năng nguồn nhân lực trong một đơn vị kinh doanh, đảm bảo các chính sách nhân sự được điều chỉnh một cách tối ưu cho các mục tiêu chiến lược tổng thể của tổ chức. Bên cạnh đó, những vị trí như Nhân viên nhân sự, HR Assistant cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Chuyên viên đối tác nhân sự
Điều chỉnh chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh
HRBP có nhiệm vụ kết nối các chiến lược nhân sự với mục tiêu phát triển tổng thể của doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động nhân sự hỗ trợ tối ưu cho sự thành công kinh doanh.
Quản lý tuyển dụng và phát triển nhân viên
HRBP chịu trách nhiệm từ việc quản lý quá trình tuyển dụng đến giám sát sự phát triển nhân viên, bao gồm quản lý hiệu suất và đảm bảo nhân viên được trang bị đầy đủ kỹ năng để đóng góp hiệu quả.
Tư vấn và hợp tác với lãnh đạo cấp cao
HRBP tham gia vào việc tư vấn quản lý điều hành và hợp tác chặt chẽ với lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng một tổ chức có động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ chiến lược
Chuyên viên đối tác nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với các khách hàng quan trọng và chiến lược của công ty. Họ phải làm việc chặt chẽ với các khách hàng lớn để hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu và thách thức của họ. Điều này bao gồm việc tổ chức các cuộc họp định kỳ, thực hiện các chuyến thăm và tham gia vào các sự kiện quan trọng để củng cố mối quan hệ và tạo sự tin cậy.
Chuyên Viên Đối Tác Nhân Sự có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 208 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên Viên Đối Tác Nhân Sự
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên Viên Đối Tác Nhân Sự, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên Viên Đối Tác Nhân Sự?
Yêu cầu tuyển dụng của HRBP Executive
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Yêu cầu về bằng cấp: Ứng viên thường cần có bằng cử nhân trở lên trong các lĩnh vực liên quan như quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, tâm lý học tổ chức hoặc các ngành học tương tự. Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu hoặc ưu tiên ứng viên có bằng thạc sĩ hoặc chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực nhân sự (SHRM, CIPD).
-
Kiến thức chuyên môn về quản trị nhân sự: Ứng viên cần hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh như quản lý tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý hiệu suất, quản lý xung đột và pháp lý lao động. Kiến thức về quản trị thay đổi và phát triển tổ chức cũng là điểm cộng.
-
Hiểu biết về chiến lược kinh doanh và tư vấn quản lý: Ngoài kiến thức nhân sự, chuyên viên HRBP cần có khả năng phân tích chiến lược kinh doanh, tư vấn quản lý cho lãnh đạo và đưa ra các giải pháp nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Hiểu biết về chiến lược kinh doanh và nhân sự: Ứng viên cần có khả năng hiểu rõ các mục tiêu kinh doanh và cách tích hợp chiến lược nhân sự để hỗ trợ các mục tiêu đó. Điều này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về các chức năng nhân sự và khả năng phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh.
-
Kỹ năng giao tiếp và tư vấn: HRBP cần có khả năng giao tiếp hiệu quả và tư vấn chiến lược cho lãnh đạo cấp cao. Kỹ năng thuyết phục, thương lượng và xây dựng mối quan hệ tốt là yếu tố quan trọng để giải quyết các vấn đề nhân sự và thúc đẩy hợp tác trong doanh nghiệp.
-
Kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự: HRBP phải có khả năng quản lý quy trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên và quản lý hiệu suất. Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và theo dõi tiến độ là cần thiết để đảm bảo nhân viên phát huy tối đa năng lực và đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức.
-
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề là yếu tố quan trọng đối với HRBP trong việc phân tích dữ liệu nhân sự, cung cấp thông tin chiến lược cho lãnh đạo, và tối ưu hóa quy trình nhân sự. Họ cần sử dụng công cụ như Excel, HRIS và tư duy phản biện để xác định xu hướng, phát triển giải pháp và cải thiện cơ cấu tổ chức.
Yêu cầu khác
-
Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đối ngoại từ 2 năm trở lên
-
Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên đối tác nhân sự
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên đối tác nhân sự có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
1.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng |
|
1 – 3 năm |
8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
|
3 – 5 năm |
10.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
|
6 – 9 năm |
35.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Chuyên viên đối tác nhân sự và các ngành liên quan
- Trợ lý nhân sự: 13 - 17 triệu/tháng
- Nhân viên nhân sự: 7 - 10 triệu/tháng
Mức lương: 1 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
>> Đánh giá: Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng
2. Nhân viên quan hệ khách hàng
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 1 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên quan hệ khách hàng. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Nhân viên quan hệ đối tác đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu khách hàng, cung cấp sản phẩm phù hợp và xử lý hiệu quả các khiếu nại, đảm bảo sự hài lòng và lòng tin của khách hàng.
3. Chuyên viên đối tác nhân sự
Mức lương: 10 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên đối tác nhân sự với trách nhiệm chính là làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo cấp cao và các bên liên quan trong kinh doanh để điều chỉnh các chính sách và thực thi các chiến lược nhân sự phù với mục tiêu kinh doanh. HRBP chịu trách nhiệm quản lý chức năng nguồn nhân lực trong một đơn vị kinh doanh, đảm bảo các chính sách nhân sự được điều chỉnh một cách tối ưu cho các mục tiêu chiến lược tổng thể của tổ chức.
>> Đánh giá: Chuyên viên đối tác nhân sự (HRBP) cần có kiến thức sâu rộng về quản lý nhân sự và chiến lược kinh doanh, kỹ năng giao tiếp và tư vấn xuất sắc, cùng với khả năng phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. Họ cần có kinh nghiệm trong việc quản lý tuyển dụng, phát triển nhân viên, và làm việc hiệu quả với lãnh đạo cấp cao.
4. Quản lý mối quan hệ cấp cao
Mức lương: 35 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 9 năm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí quản lý mối quan hệ cấp cao. Vai trò của quản lý mối quan hệ cấp cao là việc đưa ra chiến lược, kiểm soát và hoạch định các mối quan hệ cần thiết cho doanh nghiệp. Được thực hiện bằng cách doanh nghiệp duy trì việc gắn kết liên tục với đối tác và khách hàng. Việc quản trị này có thể được thực hiện trên hai phương diện. Giữa một doanh nghiệp và khách hàng của mình (B2C). Hoặc giữa một doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác (B2B).
>> Đánh giá: Vị trí Quản lý mối quan hệ cấp cao đòi hỏi ứng viên có kỹ năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược và quản lý quan hệ đối tác hiệu quả. Ứng viên cần có khả năng đàm phán xuất sắc, tư duy chiến lược và am hiểu sâu sắc về thị trường. Khả năng giao tiếp, kết nối và duy trì mối quan hệ bền vững với đối tác cũng là yếu tố quan trọng cho vị trí này.
Xem thêm:
Việc làm Thực tập sinh nhân sự đang tuyển dụng
Việc làm Chuyên viên đối tác nhân sự đang tuyển dụng
Việc làm Giám đốc nhân sự đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên nhân sự đang tuyển dụng