This role is to support the Line Manager in carrying out the operation and achieving the objectives of Regulatory Affairs dept.. (Vị trí này hỗ trợ Quản lý trực tiếp thực hiện các hoạt động và đạt mục tiêu của phòng ban Tuân thủ Pháp luật.)
Scope 1 Prudential and Regulatory Compliance Management
(Quản lý Tuân thủ Quy định Pháp luật và Quy định Prudential)
- Understand, follow and implement sufficiently the Group Compliance Standards.
- Understand and follow key laws and regulations on PVA’s business and operations.
- Support Line Manager and Management in making compliance arrangements (such as regulatory changes management,
compliance with regulatory requirements as well as Prudential policies and guidelines.
(Hỗ trợ Quản lý trực tiếp và Ban Giám đốc trong việc thực hiện các chương trình tuân thủ (ví dụ như quản lý thay đổi quy định
pháp luật, định kỳ xem xét việc tuân thủ của các phòng ban, báo cáo vi phạm tuân thủ, …) nhằm đảm bảo Công ty tuân thủ
với các yêu cầu pháp luật cũng như các chính sách và hướng dẫn của Prudential).
- Support and involve in the process of compliance risk management and control to ensure the achievement of regulatory
(Hỗ trơ và tham gia vào quy trình quản trị và kiếm soát rủi ro tuân thủ nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật).
- Maintain and update Regulatory Affairs operating manuals to be in line with local and Group regulations
Tập đoàn)
Scope 2 Compliance Approval and Advice
(Phê duyệt và Tư vấn liên quan tuân thủ)
Actively responsible for the compliance approval process for all new and revised product, including underlying investment
funds, relevant sales, product disclosure and training materials to ensure duly compliant with regulatory and Prudential
requirements and fair, honest and transparent presentation to customers.
(Thực hiện quy trình phê duyệt tuân thủ cho các sản phẩm mới và sản phẩm điều chỉnh, bao gồm các quỹ đầu tư cơ bản, các
tài liệu trình bày sản phẩm, bán hàng và đào tạo nhằm đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật và Prudential và đảm
bảo việc trình bày hợp lý, trung thực và rõ ràng cho khách hàng).
- Provide advice to business functions on complying with relevant regulatory and Prudential requirements.
Scope 3 Training and Development
(Đào tạo và Phát triển)
- Design and conduct necessary compliance training for the company to ensure sufficient awareness and effective adherence
(Thiết kế và thực hiện đào tạo cần thiết về tuân thủ cho công ty nhằm đảm bảo nhận thức đầy đủ và tuân thủ hiệu quả các
chính sách và hướng dẫn của công ty).
- Communicate to key stakeholders to raise awareness about Regulatory Affairs framework and policies.
Luật).
- When needed, provide coaching and support to other colleagues to accomplish tasks assigned.
Scope 4 Regulatory Reporting and Liaison
The following scopes of works would be applied for such regulatory engagement activities: Inward Regulatory Correspondences,
Outward Regulatory Correspondences, and Regulatory Inspection/Review/Visit.
(Các phạm vi công việc bên dưới sẽ áp dụng cho các hoạt động làm việc với Cơ quan pháp luật gồm: Thư từ/Yêu cầu nhận từ Cơ quan
pháp luật, Thư từ/Yêu cầu gửi đi Cơ quan pháp luật, và các cuộc Thanh tra/Kiểm tra/Làm việc của Cơ quan pháp luật).
Including (Bao Gồm)
- Develop and maintain business function contacts as key stakeholders for providing information in response to regulatory
(Phát triển và duy trì các đối tác đầu mối chính tại các phòng ban để cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan pháp luật,
bao gồm hướng dẫn, hỗ trợ các phòng ban trong trường hợp họ cần ra quyết định hoặc chuyển lên cấp cao hơn để trả lời cơ
quan pháp luật.
Scope 5 Reporting
(Báo cáo)
Support Line Manager and Management in preparing required reports including reports to Group Compliance and local
Regulators.
(Hỗ trợ Quản lý trực tiếp và Ban Giám đốc trong việc chuẩn bị các báo cáo được yêu cầu bao gồm báo cáo cho Pháp chế của
Tập đoàn và cho cơ quan nhà nước).
- Support Line Manager and Management in planning and managing the Annual Regulatory Affairs Plan.
Scope 6 Others
(Yêu cầu khác)
- Support Line manager and Management in liaison with regulators to meet regulators’ requirements
- Support in other matters related to compliance and other project relevant to Regulatory Affairs dept. as requested by line
(Hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến tuân thủ và các dự án khác liên quan đến các bộ phận của phòng Tuân thủ Pháp luật do
Quản lý trực tiếp yêu cầu).
Prudential is an equal opportunity employer. We provide equality of opportunity of benefits for all who apply and who perform work for our organisation irrespective of sex, race, age, ethnic origin, educational, social and cultural background, marital status, pregnancy and maternity, religion or belief, disability or part-time / fixed-term work, or any other status protected by applicable law. We encourage the same standards from our recruitment and third-party suppliers taking into account the context of grade, job and location. We also allow for reasonable adjustments to support people with individual physical or mental health requirements.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) là thành viên thuộc Prudential plc, tập đoàn tài chính toàn cầu có hoạt động tập trung tại các thị trường tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Á. Prudential đã hoạt động tại Việt Nam trong hơn 20 năm và tập trung vào việc mở rộng thị trường bảo hiểm nhân thọ, thay đổi nhận thức của con người về bảo hiểm. Tính đến ngày 31/12/2020, Prudential Việt Nam đã phát triển đội ngũ hơn 223.000 tư vấn viên chuyên nghiệp, với hơn 350 văn phòng Tổng Đại lý, cùng mạng lưới 8 ngân hàng đối tác uy tín luôn sẵn sàng phục vụ hơn 1,6 triệu khách hàng trên toàn quốc. Prudential cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào đơn giản hóa quy trình, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hỗ trợ cộng đồng trên hành trình làm chủ sức khỏe cũng như cuộc sống của chính mình.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm nhân viên phù hợp với các quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội
- Được hưởng chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe toàn diện
- Hỗ trợ chi phí dưỡng bệnh nếu nhân viên mắc bệnh nghiêm trọng.
- Nhân viên còn được hưởng các chính sách phúc lợi khác như thăm quan, du lịch, phúc lợi gia đình.
- Thẻ chăm sóc sức khỏe cao cấp theo chính sách công ty.
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Hoạt động văn hoá, thể thao
- Tổ chức các chương trình tình nguyện
Lịch sử thành lập
- Năm 1995, thành lập văn phòng đại diện Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential tại Hà Nội
- Năm 1997, khai trương văn phòng đại diện thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 1999, chính thức thành lập công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam
- Năm 2000, kỷ niệm Hợp đồng Bảo hiểm cho khách hàng thứ 100.000 chỉ sau 1 năm hoạt động.
- Năm 2001, tăng vốn đầu tư lên 40 triệu USD cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam
- Năm 2002, hoàn thành sứ mệnh phục vụ 1.000.000 khách hàng và thành lập văn phòng Tổng đại lý Bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tại Long An.
- Năm 2004, trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với thị phần cao nhất.
- Năm 2005, trao trả quyền lợi đáo hạn cho khách hàng đầu tiên. Tiếp đó, thành lập Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investment.
- Năm 2006, đạt danh hiệu “Thương hiệu số một tron ngành Bảo hiểm - Tài chính - Ngân hàng”, đồng thời được bầu chọn vào danh sách “10 Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam”.
- Năm 2007, chi trả lợi tức lần thứ nhất ước tính 521 tỷ VND cho khách hàng. Vào tháng 09/10/2007, thành lập Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance).
- Năm 2008, chính thức đưa ra thị trường sản phẩm Prulink - Phú - Bảo Gia Đầu tư tăng vốn đầu tư lên 75 triệu USD.
- Năm 2009, là công ty Bảo hiểm nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trên khắp 63 tỉnh thành cả nước và vinh dự được nhận bằng khen danh dự của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Nhân dân TP.HCM
- Năm 2010 được vinh danh là “1 trong 10 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất”. Đặc biệt, Prudential nhận được 2 giải thưởng: Giải thưởng “Rồng vàng” cho danh hiệu “Dịch vụ tài chính được tin tưởng nhất”, giải thưởng “Thương mại dịch vụ” năm 2010
- Năm 2011, lần thứ 10 liên tiếp nhận giải thưởng “Rồng vàng”
- Năm 2012, chi khoản bảo tức đặc biệt khoảng 430 tỷ đồng cho 104.000 khách hàng.
- Năm 2014, vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng nhì do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng
- Năm 2015, lập kỷ lục đầu tư 3.200 tỷ đồng vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm. Đầu tư 500 tỷ đồng vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm.
- Năm 2016, cam kết đầu tư 6000 tỷ đồng vào trái phiếu chính phủ với kỳ hạn lên đến 30 năm. Cùng năm đó, triển khai ePrudential - kênh mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến
- Năm 2017, tổng mệnh giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm đã đầu tư là 14.020 tỷ đồng.
- Năm 2018, tăng vốn điều lệ lên 4.128 tỷ đồng, đạt mức đầu tư lớn nhất trong số các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế của Prudential năm 2017 đạt 66.241 tỷ đồng. Đồng thời, tổng mệnh giá trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 20 năm và 30 năm) đã đầu tư đạt 62.667 tỷ đồng vào cuối năm 2018.
- Năm 2019, tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác bancassurance. nâng tổng số ngân hàng đối tác hiện tại lên 8 ngân hàng trong và ngoài nước. Công ty cho ra mắt hai sản phẩm Bảo Hiểm Liên Kết Chung là PRU-BẢO VỆ TỐI ƯU và PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG. Đồng thời, ra mắt cam kết thương hiệu mới “Lắng nghe. Thấu hiểu. Hành động.” - nhấn mạnh tính kết nối nhân văn, sự đơn giản, sáng tạo trong mọi hoạt động hướng đến khách hàng trong hiện tại và tương lai. Kỷ niệm chặng đường 20 năm đồng hành cùng cuộc sống với cam kết “Hành động vì một cộng đồng người Việt khỏe mạnh và thịnh vượng".
- Năm 2020, Prudential được vinh danh là Công ty bảo hiểm nhân thọ quốc tế của năm tại Việt Nam, Sáng kiến kỹ thuật số về bảo hiểm của năm tại Việt Nam và Sản phẩm bảo hiểm mới của năm tại Việt Nam.
Mission
Tôn chỉ mục đích của Prudential là giúp mọi người đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Prudential mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện với chi phí hợp lý, giúp bảo vệ tài chính và gia tăng tài sản, đồng thời giúp mọi người lên kế hoạch tối ưu cho các mục tiêu của cuộc đời.
Review Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam
Công việc thường làm giờ hành chính và thường ko bị ép ot
Môi trường tốt để phát triển kỹ năng và kiến thức của bạn.
Nơi làm việc tốt cho những người mới tốt nghiệp
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giám Đốc Pháp Lý là gì?
Giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer – CLO) là chức vị quản lý cấp cao đảm nhiệm những công việc liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Họ là một nhà lãnh đạo và là chuyên gia giúp công ty giảm thiểu rủi ro pháp lý. CLO tư vấn cho các cán bộ, các thành viên hội đồng quản trị về các vấn đề pháp lý và quy định chính nào mà công ty phải đối mặt, chẳng hạn như rủi ro kiện tụng. CLO được quản lý bởi giám đốc điều hành (CEO).
Mô tả công việc của Giám đốc pháp lý
Quản lý và tuân thủ pháp lý
Đảm bảo các hoạt động của công ty tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, luật lao động, luật doanh nghiệp và các quy định khác áp dụng. Phát triển và thực hiện các chính sách, quy trình để đảm bảo sự tuân thủ pháp lý và giảm thiểu rủi ro pháp lý cho công ty.
Tư vấn pháp lý cho công ty
Cung cấp các lời khuyên và hướng dẫn pháp lý cho các bộ phận và các cấp lãnh đạo trong công ty. Đảm nhận vai trò tư vấn trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, bản quyền, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân và các lĩnh vực khác.
Giải quyết tranh chấp pháp lý
Điều hành và giám sát các hoạt động liên quan đến các vụ kiện tụng, tranh chấp pháp lý của công ty. Đàm phán và giải quyết các vụ việc một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích của công ty được bảo vệ và giữ vững.
Quản lý rủi ro và an ninh pháp lý
Đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và xử lý các vấn đề an ninh pháp lý.
Đại diện và mối quan hệ công khai
Đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán với các bên liên quan như đối tác, cơ quan chính phủ, luật sư ngoài và các tổ chức khác. Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan để bảo vệ lợi ích và uy tín của công ty.
Giám sát và đào tạo
Quản lý và đào tạo nhân viên trong phòng pháp lý của công ty, đảm bảo họ có đủ năng lực và hiểu biết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp của các thành viên trong phòng pháp lý.
Giám Đốc Pháp Lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
585 - 975 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám Đốc Pháp Lý
Tìm hiểu cách trở thành Giám Đốc Pháp Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám Đốc Pháp Lý?
Yêu cầu tuyển dụng Giám đốc pháp lý
- Học vấn: Ứng viên cần có bằng cử nhân luật (LLB) hoặc bằng thạc sĩ luật (LLM) từ các trường đại học uy tín. Đặc biệt là trong các công ty lớn hoặc quốc tế, một số yêu cầu có thể đòi hỏi ứng viên có bằng thạc sĩ chuyên sâu hoặc các chuyên ngành pháp lý cụ thể như pháp luật doanh nghiệp, bất động sản, hay lao động.
- Kinh nghiệm: Thường là từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý, trong đó ít nhất 3 năm làm việc ở vị trí lãnh đạo hoặc quản lý nhóm pháp lý. Kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp, đàm phán hợp đồng, hoặc giải quyết tranh chấp là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Cần có kiến thức rộng về pháp luật và quy định liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty, bao gồm cả các quy định quốc tế nếu công ty hoạt động quốc tế. Hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực như pháp luật doanh nghiệp, pháp luật lao động, bất động sản, hoặc sáng chế và bản quyền là một lợi thế.
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Giám đốc pháp lý cần có khả năng lãnh đạo, quản lý và đào tạo nhân viên pháp lý. Họ phải có khả năng xử lý nhiều dự án đồng thời và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý.
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Khả năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng đàm phán là rất quan trọng để có thể thương lượng các hợp đồng, giải quyết tranh chấp và làm việc với các bên liên quan như luật sư bên ngoài hoặc cơ quan chính phủ.
- Tính cẩn thận và chi tiết: Đặc tính này quan trọng để đảm bảo sự chính xác trong việc phân tích và đánh giá các văn bản pháp lý, đặc biệt là khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi tính toán cao như đàm phán hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp.
- Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích sâu sắc các vấn đề pháp lý phức tạp và đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ lợi ích của công ty.
Lộ trình thăng tiến Giám đốc pháp lý
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Giám đốc pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Để đạt được vị trí Giám đốc pháp lý và thăng tiến, cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp lý mà công ty hoặc tổ chức đang hoạt động. Họ cần liên tục cập nhật và nghiên cứu các thay đổi pháp luật, xu hướng mới và các vấn đề pháp lý phức tạp để có thể đưa ra các quyết định chiến lược và giải quyết các vấn đề pháp lý.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Giám đốc pháp lý cần có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể hướng dẫn và quản lý đội ngũ pháp lý của công ty. Họ cần phải biết cách phân công công việc một cách hiệu quả, đào tạo và phát triển nhân viên, đồng thời giám sát các hoạt động pháp lý của công ty.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ và mạng lưới trong ngành pháp lý rất quan trọng đối với Giám đốc pháp lý. Họ nên tham gia các sự kiện chuyên ngành, hội thảo, hoặc các câu lạc bộ luật sư để mở rộng mạng lưới quan hệ, học hỏi từ các đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm.
Đóng góp cho chiến lược tổ chức
Giám đốc pháp lý cần phải thể hiện sự đóng góp to lớn vào chiến lược tổ chức thông qua các giải pháp pháp lý đột phá và bảo vệ lợi ích của công ty. Họ cần có khả năng tư vấn chiến lược cho Ban lãnh đạo, tham gia vào các quyết định chiến lược của công ty và đảm bảo rằng các hoạt động pháp lý hỗ trợ mục tiêu và phát triển của tổ chức.
Tự đánh giá và phát triển bản thân
Cuối cùng, Giám đốc pháp lý cần tự đánh giá và liên tục phát triển bản thân. Họ cần liên tục học hỏi, tham gia các khoá đào tạo, đọc sách và nghiên cứu các bài viết chuyên ngành để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Điều này giúp họ không chỉ nâng cao năng lực cá nhân mà còn giữ vững vai trò dẫn dắt và phát triển trong công việc.