Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên thông báo tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên năm 2024 như sau:
1. Số lượng tuyển dụng: 1 chỉ tiêu
2. Hình thức tuyển dụng:Xét tuyển
3. Thời gian địa điểm nhận hồ sơ:
– Thời gian: kể Từ ngày 24/8/2024 đến ngày 23/9/2024.
– Địa điểm: Phòng Tổ chức – Hành chính Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên. Địa chỉ: Ngõ 185, đường Lương Ngọc Quyền, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
*****Chi tiết cụ thể như sau:
Nguồn tin: baothainguyen.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên
-
Địa chỉ: Ngõ 185, đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên
-
Điện thoại: 0208.385 5743
-
Email: [email protected]
-
Website: http://www.thainguyen.edu.vn/
-
Giám đốc: ông Phạm Việt Đức
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên là gì?
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.
2. Những lý do nên chọn nghề giáo viên
Giữ tâm trong sáng
Nghề giáo được đánh giá là một trong những nghề nghiệp tạo ra cho bạn môi trường hướng thiện nhiều nhất. Người thầy được ví như những “kĩ sư tâm hồn”, là người truyền đạt không chỉ tri thức mà còn là cách sống và đạo lý làm người cho các học trò. Cái “tâm” của người thầy sáng mới có thể khiến học trò cúi mình nể trọng, coi như tấm gương sáng. Dù bên ngoài cổng trường là bao bon chen, vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, tâm hồn ngây thơ của học trò đích thực là nơi khiến những người thầy sự bình yên để sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Nhận được sự yêu thương và nể trọng từ học trò
Một người thầy tốt sẽ luôn nhận được tấm lòng biết ơn của các thế hệ học trò và sự tôn trọng của xã hội. Những người thầy cô giáo, cần biết cách quan tâm đến mỗi học sinh của mình, tìm hiểu tâm tư của các em như một người bạn lớn. Làm nghề giáo, bạn sẽ có thể đón nhận những niềm vui bất ngờ, giản dị mà cảm động như một cuộc gọi điện hỏi thăm của một học trò cũ. Trao đi và nhận lại, cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tình yêu thương, dù bạn ở tuổi nào hay đang ở đâu.
Người thầy là người có ảnh hưởng lớn đến thể hệ trẻ
Là một nhà giáo, bạn có thể truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Người giáo viên chính là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Chính vì thế, để hỏi người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.
Dạy học là công việc rất có ý nghĩa
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui cho bản thân thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Với tư cách một người giáo viên, bạn còn có thể giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế hệ người lao động cho tương lai.
Hạnh phúc của người thầy là sự thành công của học trò
Nghề giáo sáng tạo nên những sản phẩm đặc biệt, đó là sự hiểu biết, lớn lên và thành công của con người. Người giáo viên không lấy tiền bạc mà lấy học trò là niềm hạnh phúc, sự tự hào của mình. Như người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông, người thầy giáo cũng dìu dắt bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức, lấy niềm vui cuối mỗi chuyến đò làm động lực cho mình.
3. Giáo viên là công chức hay viên chức?
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Từ đó, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ. Quy định về giáo viên thì theo Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.
4. Lương của giáo viên tính thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).
Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Ngoài ra, nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập về việc bãi bỏ một số khoản thu nhập của công chức, viên chức như sau:
- Khoản 1: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Khoản 2: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).
- Khoản 3: Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
- Khoản 4: Bên cạnh đó sẽ bãi bỏ khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
Theo đó, giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới như trên cũng như sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
5. Mô tả công việc của Giáo viên
Giảng dạy và phát triển nội dung học tập
Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị và truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các bài giảng phù hợp với từng độ tuổi và trình độ học sinh. Họ cần thiết kế giáo án theo chương trình đã đề ra, đảm bảo nội dung bám sát mục tiêu học tập nhưng vẫn sáng tạo và thú vị. Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cũng là một phần không thể thiếu trong công việc này.
Quản lý và đánh giá học sinh
Giáo viên có trách nhiệm theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm cả việc quản lý thời gian học trên lớp và đánh giá bài tập, bài kiểm tra. Họ cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan để đảm bảo học sinh được nhận xét công bằng và phản hồi kịp thời về tiến bộ hoặc khó khăn. Việc quản lý lớp học, giữ gìn kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực, hòa đồng là một phần thiết yếu để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những vấn đề học tập hoặc hành vi của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, họ cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh và ban giám hiệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tư vấn và hỗ trợ phát triển cá nhân cho học sinh
Bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên còn là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển cá nhân và định hướng tương lai. Họ cần lắng nghe và tư vấn về các vấn đề học tập, tâm lý hoặc xã hội mà học sinh gặp phải. Giáo viên cũng góp phần xây dựng kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đồng thời, họ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển năng khiếu và tìm ra điểm mạnh của bản thân. Sự quan tâm và khích lệ đúng mức sẽ giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện về cả mặt học tập lẫn cuộc sống.
6. Những khó khăn thường gặp của nghề giáo viên
Áp lực xã hội
Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và công nghệ thì việc giảng dạy học sinh của thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn của nghề giáo viên. Mọi lỗi sai, hay các phát biểu, ý kiến không đúng chuẩn mực đều có thể được phát tán lên trên các trang mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống của giáo viên. Do đó, có thể nói nghề giáo viên hiện nay đang chịu áp lực xã hội rất lớn, thầy cô giáo vô tình rơi vào cái hố sợ làm sai và chưa cống hiến hết sức mình cho công việc.
Soạn giáo án vất vả
Có thể nói đây là khó khăn của nghề giáo viên từ trước tới nay vẫn còn tồn tại. Bên cạnh các khó khăn về mặt tinh thần, thì nghề nhà giáo còn có khó khăn trong việc soạn giáo án và các bài giảng trước khi lên lớp. Để có thể giúp cho học sinh nắm bài nhanh và sâu thì các thầy cô thường chuẩn bị giáo án thật kỹ tối hôm trước để bài giảng được tốt nhất. Thông thường, công việc này thường được các thầy cô thực hiện sau giờ dạy. Do đó, có thể nói đây là một trong những nhược điểm, khó khăn của nghề giáo viên.
Trách nhiệm dạy học cao
Như đã phân tích ở trên, nghề nhà giáo là nghề giúp mang lại con chữ, con số và các kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì vậy, thầy cô giáo luôn mang trên vai mình trọng trách của một người lái đò đầy trách nhiệm. Để làm sao có thể giúp các học sinh đều học những kiến thức sách vở hữu ích, bên cạnh cách học về đạo đức và làm người sâu sắc, trở thành người có ích cho xã hội.
Khắt khe về chuẩn mực
Nhắc đến những thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên thì không thể không nhắc tới khó khăn về mặt chuẩn mực của người làm nghề giáo. Mọi người luôn quá khắt khe về chuẩn mực đặt ra đối với nghề giáo. Các chuẩn mực có thể được kể đến ở đây như: cách ăn mặc, đi đứng, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tình cảm,…
Công tác xa nhà
Đối với các thầy cô giáo mầm non thì thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên mầm non còn là vấn đề công tác xa nhà. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế nghèo và kém phát triển. Thầy cô giáo ở đây đa số đều phải công tác xa nhà, để có thể mang lại từng con chữ cho các em học sinh nhỏ xa xôi, vượt khó học tập. Bên cạnh đó, còn khó khăn rất nhiều trong việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Điều này càng làm cho việc dạy học trở nên khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
Giáo viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 117 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên
Mức lương bình quân của Giáo viên đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giảng viên: 15 - 30 triệu đồng/tháng
- Gia sư: 4 - 8 triệu đồng/tháng
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ tham gia vào quá trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên chính, thực hành các kỹ năng sư phạm và quản lý lớp học. Vị trí này cho phép bạn học hỏi từ thực tiễn, chuẩn bị cho những thách thức trong môi trường giáo dục. Bạn cũng sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động lớp học.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên thực tập là bước đầu quan trọng để bạn làm quen với nghề giáo và xây dựng nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
2. Giáo viên bộ môn
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm
Ở vị trí giáo viên bộ môn, bạn sẽ giảng dạy chuyên sâu một môn học cụ thể, thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Bạn cần theo dõi tiến độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra và bài tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học của mình.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên bộ môn mang đến nhiều cơ hội để bạn phát triển chuyên môn và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn khẳng định mình và đóng góp vào chất lượng giáo dục.
3. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 – 5 năm
Khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bạn cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và những vấn đề liên quan đến học sinh. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
4. Tổ trưởng bộ môn
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Ở vị trí tổ trưởng bộ môn, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm giáo viên trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy của môn học. Bạn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên môn, đánh giá và hỗ trợ các giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Xem thêm: