Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên Văn Thư là gì?
Nhân viên văn thư hay còn gọi là nhân viên hành chính văn thư là người chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và lưu trữ toàn bộ văn bản nhập và xuất trong đơn vị hành chính. Họ sẽ là người nhận thư từ, hồ sơ để xử lý và báo cáo với cấp trên hay những phòng ban khác liên quan. Đây là vị trí công việc không thể thiếu làm việc cố định tại văn phòng và theo giờ hành chính. Tùy vào đặc thù chuyên môn mà nhân viên văn phòng sẽ đảm nhận các vị trí công việc, trách nhiệm liên quan đến từng lĩnh vực. Đặc biệt, vị trí này đòi hỏi bạn phải là người có tổ chức và có mức độ tập trung cực kỳ cao. Một thông tin sai trên kho dữ liệu sẽ kéo theo rất nhiều phiền toái sau này.
Mô tả công việc của nhân viên văn thư
Quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu
Công việc chính của một nhân viên văn thư là quản lý hồ sơ của công ty bằng việc tiếp nhận tất cả văn bản, thư từ và hồ sơ được chuyển đến cơ quan, doanh nghiệp và quản lý tất cả những giấy tờ văn bản được gửi đi từ cơ quan. Họ được quyền xử lý nhanh những loại giấy tờ cần thiết để mở sổ hoạt động và theo dõi. Bước đầu sau khi tiếp nhận hồ sơ, họ cần lưu thông tin để nhập vào sổ, đóng dấu và gắn thêm những mã số phân biệt thời gian gửi đi, gửi đến và loại văn bản. Dù là văn bản gửi đến, gửi đi hay văn bản nội bộ thì nhân viên văn thư lưu trữ đều cần quan tâm và tận dụng kỹ năng quản lý hồ sơ.
Trong khi những tổ chức xử lý các loại báo cáo và hồ sơ thì văn thư sẽ theo dõi và giám sát tới khi nào hoàn tất những văn bản hồ sơ. Nhân viên văn thư sẽ phải có kỹ năng lập kế hoạch để tổ chức lưu trữ văn bản, dữ liệu và thông tin. Họ đảm nhận vai trò nhập dữ liệu bằng máy tính, soạn thảo công văn và quyết định thông báo tới những đơn vị hành chính nội bộ liên quan.
Nhiều trường hợp, nhân viên văn thư cần phải in ấn và photo những tài liệu cần thiết cho cơ quan để gửi đến đối tác hay những doanh nghiệp đồng hành. Văn thư lưu trữ cũng là người bảo quản những con dấu của công ty, con dấu của lãnh đạo, lưu trữ bản sao và bản gốc của các loại văn bản để báo cáo cho cấp trên.
Quản lý tài sản của công ty
Không chỉ quản lý hồ sơ, nhân viên văn thư còn chịu trách nhiệm bảo quản tài sản của công ty. Họ là người lên danh sách những văn phòng phẩm mà mỗi phòng ban cần để sử dụng và báo cáo đầy đủ những vật dụng văn phòng phẩm cần mua theo tháng.
Bên cạnh đó, nhân viên văn thư sẽ phải theo dõi, thống kê những vật dụng, lên kế hoạch để bảo dưỡng những thiết bị công nghệ, máy móc thuộc sở hữu của công ty theo quý, hay năm. Hoạt động kiểm tra thường xuyên giúp cho nhân viên văn thư nắm được bao quát tình hình và bổ sung vật dụng khi cần thiết.
Làm nhiệm vụ lễ tân
Nhân viên văn thư lưu trữ cũng là người chịu trách nhiệm trả lời điện thoại của khách hàng hay đối tác gọi đến, trao đổi và nói chuyện với khách hàng, đồng thời truyền tải nội dung cần thiết cho lãnh đạo. Ngoài ra, họ sẽ là người chịu trách nhiệm tiếp đón những vị khách tới cơ quan làm việc, chỉ dẫn cũng như giới thiệu về tổ chức của công ty. Những cuộc họp nội bộ của doanh nghiệp, những cuộc họp bàn thảo công việc với đối tác, khách hàng cũng là một phần công việc của văn thư lưu trữ.
Nhân Viên Văn Thư có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
65-130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Văn Thư
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Văn Thư, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Văn Thư?
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên văn thư
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Dù tính chất công việc không quá khó khăn nhưng Nhân viên văn thư vẫn cần được đào tạo bài bản về chuyên môn với những kỹ năng văn phòng bổ trợ cho công việc. Công việc chuyên môn của văn thư lưu trữ gồm những công việc gì và kinh nghiệm làm việc bổ trợ để họ thành thạo với công việc hơn.
Không chỉ quản lý hồ sơ mà công việc của một nhân viên văn thư còn liên quan đến những hoạt động khác như giao tiếp với từng phòng ban. Chính vì vậy mà nhân viên văn thư lưu trữ cần có kỹ năng giao tiếp, biết cách truyền đạt thông tin để hỗ trợ những phòng ban khác hiểu được thông tin và hoàn thành công việc. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành quản trị văn phòng, lưu trữ thông tin về sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng sắp xếp: Đơn vị hành chính như văn phòng là nơi làm việc khá bận rộn nên để thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình, nhân viên văn thư cần biết cách sắp xếp và quản lý công việc một cách hợp lý để tiết kiệm thời gian cho chính họ và toàn thể phòng ban. Một ngày, một doanh nghiệp có rất nhiều tài liệu, chứng từ cần sắp xếp nên nếu không có kỹ năng quản lý hồ sơ thì nhân viên văn thư sẽ biến không gian làm việc thành một mớ lộn xộn. Để hoạt động tìm kiếm tài liệu nhanh chóng, hiệu quả thì nhân viên văn thư có thể tận dụng một vài công nghệ phần mềm để hoàn thành công việc nhanh chóng.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Với một nhân viên văn phòng, đặc biệt là nhân viên văn thư thì kỹ năng tin học văn phòng là vô cùng cần thiết. Khi công nghệ thông tin phát triển, con người làm bạn với máy tính, điện thoại, thì những phần mềm hỗ trợ con người làm việc hiệu quả hơn như word, excel là không thể thiếu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của nhân viên văn thư, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là nhân viên văn thư, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí nhân viên văn thư, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, nhân viên văn thư phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành Quản trị văn phòng lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì nhân viên văn thư sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì nhân viên văn thư luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc nhân viên văn thư sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của nhân viên văn thư là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành quản trị văn phòng nói chung, làm nhân viên văn thư nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Quản trị văn phòng ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên văn thư
Số năm kinh nghiệm | Vị Trí | Mức lương |
0 - 1 năm |
Thực tập sinh phòng văn thư |
1.000.000 - 2.000.000 đồng/tháng |
1 – 3 năm | 5.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng | |
3 – 6 năm |
Tổ trưởng phòng văn thư |
10.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng |
Trên 6 năm |
Trưởng phòng văn thư |
15.000.000 - 17.000.000 đồng/tháng |
1. Thực tập sinh phòng văn thư
Mức lương: 1 - 2 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh phòng văn thư. Nhiệm vụ chính của thực tập sinh phòng văn thư là quan sát hỗ trợ các hoạt động cho người hướng dẫn chính. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một nhân viên phòng tài liệu.
>> Đánh giá: Làm thực tập sinh phòng văn thư giúp nâng cao khả năng phân tích sự việc. Kỹ năng phân tích cực kỳ tốt là một trong những đặc điểm quan trọng của người làm công việc kinh doanh thành công.
2. Nhân viên văn thư
Mức lương: 5 - 7 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 3 năm, bạn có thể lên vị trí Nhân viên văn thư. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
>> Đánh giá: Nhóm nghề này thường ưu ái những nhân viên văn thư có trình độ cao, kinh nghiệm dày để có thể dự đoán và xử lý nhanh những phát sinh trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, do đặc thù liên quan trực tiếp đến con số nên những người theo học thường được đào tạo đặc thù hơn, cung không đủ cầu nên tính cạnh tranh và sự đào thải thấp hơn so với nhiều ngành khác.
3. Tổ trưởng phòng văn thư
Mức lương: 10 - 14 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Sau khoảng 3 - 6 năm làm nhân viên văn thư, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí tổ trưởng. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm tổ trưởng hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những con số ấn tượng. Nói chung là bạn cần dẫn đầu nhóm nhân viên văn thư làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.
4. Trưởng phòng văn thư
Mức lương: 15 - 17 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 6 năm
Trưởng phòng văn thư là người đứng đầu phòng văn thư, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống văn thư, lưu trữ được vận hành hiệu quả, góp phần vào sự hoạt động chung của đơn vị.