Việc làm VPBANK

Cập nhật 29/11/2024 22:26
Tìm thấy 209 việc làm đang tuyển dụng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -  VPBANK
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương tuyển dụng viên chức năm học 2024-25
VPBANK 3.8★
86 đánh giá 3.3k việc làm 16 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 19/06/2024
Hạn nộp hồ sơ: 19/06/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 141
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Ô số 10, tầng 1, Tháp B, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tân Uyên, Bình Dương

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;
Căn cứ Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28/6/2022 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện;
Căn cứ Thông tư số 21/2022/TT-BGDĐT ngày 28/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập;
Căn cứ Thông tư số 22/2022/TT-BGDĐT ngày 28/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập;
Căn cứ Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT- BGDĐT, Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
Căn cứ Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Căn cứ Quyết định số 3735/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc giao biên chế công chức trong các cơ quan của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù tỉnh Bình Dương năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 08/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc giao điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024 tại Quyết định số 3735/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh;
Căn cứ Công văn số 1185/SNV-CCVC ngày 07/7/2022 của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương về việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo;
Căn cứ Công văn số 1115/SNV-CCVC ngày 03/6/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương về việc thẩm định Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2024-2025;
Căn cứ Công văn số 1190/SNV-CCVC ngày 12/6/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương về việc góp ý Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2024-2025 (bổ sung);
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2024-2025 như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI; MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đối tượng, phạm vi
Tuyển dụng viên chức còn thiếu theo chỉ tiêu thông báo đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, gồm các trường trung học phổ thông công lập (trường trung học phổ thông công lập, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập) và Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương.

2. Mục đích, yêu cầu
a) Tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm tiếp tục bổ sung số lượng viên chức cho năm học 2024-2025 bảo đảm yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương.
b) Việc tuyển dụng viên chức căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, trình độ đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh viên chức cần tuyển và chỉ tiêu biên chế được giao.

II. HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG

1. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo hình thức xét tuyển.

2. Nguyên tắc
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.

b) Bảo đảm tính cạnh tranh.

c) Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

d) Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.

3. Điều kiện đối với người đăng ký dự tuyển
3.1. Điều kiện chung
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên
c) Có đơn đăng ký dự tuyển
d) Có lý lịch rõ ràng
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm:
– Trình độ văn hóa:
Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc có bằng trung cấp chuyên nghiệp theo quy định tại Công văn số 3645/BGDĐT-GDCN ngày 26/7/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc người học tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
– Trình độ chuyên môn:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm phù hợp với vị trí việc làm đăng ký dự tuyển. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo tương đương ngoài sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định (trừ trường hợp tốt nghiệp các chuyên ngành văn thư, thư viện, thiết bị, kế toán).
+ Nếu bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch sang tiếng Việt và đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tính pháp lý của văn bằng.
+ Nếu bằng tốt nghiệp ghi 2 môn đào tạo thì chỉ được đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm phù hợp ở môn đào tạo chính.
e) Nếu thuộc diện phải thực hiện chế độ tập sự, sau khi trúng tuyển, viên chức phải tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm; thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Đối với các trường hợp tuyển dụng mới nhưng không thực hiện chế độ tập sự phải đảm bảo hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp theo quy định (thời hạn hoàn thành không quá 12 tháng sau khi có quyết định tuyển dụng).
g) Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
h) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
– Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc, buộc thôi hợp đồng trong vòng 12 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
– Người dự tuyển có dị dạng, khiếm khuyết về hình thể hoặc phát âm tiếng Việt không chuẩn.
– Người đã được tuyển dụng và đang công tác tại đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.
– Người được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương thông báo hủy kết quả tuyển dụng năm học 2023-2024 do có hành vi gian lận trong kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển.

3.2. Điều kiện cụ thể
Ngoài việc bảo đảm các điều kiện chung nêu trên, điều kiện cụ thể để xét tuyển viên chức cho từng vị trí việc làm như sau:
a) Vị trí việc làm giáo viên
Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành sư phạm tương ứng với vị trí việc làm đăng ký dự tuyển. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo ngoài sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp với vị trí việc làm.
b) Vị trí việc làm Tổng phụ trách Đội
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành sư phạm có đào tạo chuyên môn về công tác Đội hoặc có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành sư phạm và có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội.
c) Vị trí việc làm Thiết bị – Thí nghiệm
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm Thiết bị – Thí nghiệm ở trường trung học.
d) Vị trí việc làm Thư viện
– Thư viện viên hạng IV: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành Thông tin – Thư viện. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành Thông tin – Thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
– Thư viện viên hạng III: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Thông tin – Thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành Thông tin – Thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
đ) Vị trí việc làm Văn thư
– Văn thư trung cấp: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
-Văn thư viên: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư – lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ.
e) Vị trí việc làm Kế toán
– Kế toán viên trung cấp: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
– Kế toán viên: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
g) Vị trí việc làm Giáo vụ
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ.
* Lưu ý: Người dự tuyển có thể đăng ký tuyển dụng 02 nguyện vọng (02 vị trí việc làm khác nhau) nếu đáp ứng đồng thời điều kiện tuyển dụng của 02 vị trí việc làm này.

III. HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG

1. Thành phần Hội đồng tuyển dụng
a) Hội đồng tuyển dụng các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Hội đồng tuyển dụng) do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, gồm có 05 hoặc 07 thành viên, cụ thể:
– Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo.
– Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng.
b) Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang ngau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng tuyển dụng như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kỳ tuyển dụng viên chức bảo đảm đúng nội quy, quy chế theo quy định.
– Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng:
– Quyết định thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; Ban kiểm tra, sát hạch; Tổ thư ký giúp việc.
– Tổ chức việc xây dựng đề phỏng vấn theo đúng quy định, bảo đảm bí mật đề phỏng vấn, thực hành theo chế độ tài liệu “Mật”.
– Tổ chức việc kiểm tra, sát hạch và tổng hợp kết quả theo quy định.
– Báo cáo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành các quyết định: Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ xét tuyển sau khi kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; công nhận kết quả kỳ tuyển dụng viên chức.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ tuyển dụng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng:
Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động của Hội đồng và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng về nhiệm vụ được phân công.
c) Ủy viên của Hội đồng tuyển dụng:
Ủy viên Hội đồng thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng phân công, bảo đảm hoạt động của Hội đồng thực hiện đúng quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng về nhiệm vụ được phân công đó.
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng tuyển dụng:
– Chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng; ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng; chuẩn bị danh sách thí sinh, các mẫu biên bản phục vụ cho hoạt động của kỳ tuyển dụng viên chức, tài liệu khác liên quan đến hoạt động của Hội đồng;
– Tổ chức, chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn ôn tập cho thí sinh (nếu có);
– Tổ chức việc thu phí dự xét tuyển, quản lý thu, chi và thanh quyết toán phí dự xét tuyển theo quy định.
– Tổ chức kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển và chấm điểm kiểm tra, sát hạch.
– Nhận, bảo quản bảng tổng hợp kết quả kiểm tra, sát hạch được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từ Trưởng ban kiểm tra, sát hạch.
– Tổng hợp, báo cáo kết quả xét tuyển với Hội đồng tuyển dụng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.

3. Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển
a) Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập gồm có Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển:
– Trưởng ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển.
– Các thành viên Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển.
– Thành viên kiêm Thư ký thực hiện nhiệm vụ ghi biên bản các cuộc họp, tổng hợp danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển, thí sinh được thi vòng 2 và các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban.
c) Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển:
Người được cử làm thành viên Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí dự tuyển.

4. Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn
a) Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập gồm có Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn:
Giúp Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng xây dựng đề phỏng vấn bảo đảm có
số dư so với số lượng thí sinh được triệu tập dự thi theo từng vị trí tuyển dụng để thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên (trong cùng 01 buổi tuyển dụng). Nội dung đề phỏng vấn bảo đảm chính xác, khoa học, lời văn, câu chữ rõ ràng, đánh giá toàn diện năng lực, khả năng của người dự tuyển; phải phù hợp với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm dự tuyển. Đề phỏng vấn phải có đáp án, thang điểm kèm theo (chi tiết đến 05 điểm đối với đáp án của đề phỏng vấn kiến thức chung, chi tiết đến 01 điểm đối với đáp án của đề phỏng vấn chuyên môn, nghiệp vụ), được đóng trong túi đựng đề phỏng vấn, được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu “Mật”.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn:
Tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi hoặc đề phỏng vấn, hướng dẫn chấm, đáp án chấm phỏng vấn theo phân công của Trưởng ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn. Bảo mật ngân hàng câu hỏi, đề phỏng vấn, hướng dẫn chấm phỏng vấn khi chưa tổ chức phỏng vấn theo quy định nhà nước độ “Mật”.
d) Tiêu chuẩn thành viên Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn:
– Người được cử làm thành viên Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Người được cử tham gia Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn không được tham gia Ban Kiểm tra, sát hạch.

5. Ban Kiểm tra, sát hạch
a) Ban Kiểm tra, sát hạch do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập gồm có Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Kiểm tra, sát hạch:
– Tổ chức thực hiện việc phỏng vấn, chấm điểm phỏng vấn theo nguyên tắc mỗi thí sinh phải có ít nhất 02 thành viên trở lên chấm điểm.
– Tổng hợp kết quả điểm phỏng vấn và bàn giao biên bản, phiếu điểm chấm phỏng vấn cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng tuyển dụng.
– Bảo mật kết quả điểm phỏng vấn.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Kiểm tra, sát hạch:
– Thực hiện việc chấm điểm phỏng vấn theo đáp án và thang điểm của đề phỏng vấn.
– Báo cáo các dấu hiệu vi phạm trong quá trình tổ chức phỏng vấn với Trưởng Ban Kiểm tra, sát hạch và kiến nghị hình thức xử lý.
d) Tiêu chuẩn thành viên Ban Kiểm tra, sát hạch:
– Người được cử làm thành viên Ban Kiểm tra, sát hạch là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Người được cử tham gia Ban Kiểm tra, sát hạch không được tham gia Ban Xây dựng ngân hàng đề phỏng vấn.

6. Tổ In sao đề phỏng vấn
a) Tổ In sao đề phỏng vấn do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập gồm có Tổ trưởng và các thành viên.
b) Thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng theo quy định tại Điều 11 về “Tổ In sao đề thi” theo Quy chế tổ chức xét tuyển viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

7. Tổ Thư ký giúp việc
a) Tổ Thư ký giúp việc do Chủ tịch Hội đồng thành lập gồm có Tổ trưởng và các thành viên. Số lượng thành viên Tổ Thư ký giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quyết định, trong đó Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là Tổ trưởng.
b) Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong Tổ để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định.
c) Người được cử tham gia Tổ Thư ký giúp việc là công chức, viên chức đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Từng thành viên Tổ Thư ký giúp việc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng, Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc về nhiệm vụ được phân công.

8. Ban Giám sát
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Giám sát gồm có Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Giám sát, thành viên Ban Giám
sát:
Thực hiện theo quy định tại Điều 36 quy định về Giám sát kỳ tuyển dụng
viên chức theo Quy chế tổ chức xét tuyển viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ.
c) Điều kiện đối với thành viên Ban giám sát:
– Thành viên Ban Giám sát là công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra tỉnh.
– Không bố trí những người tham gia làm thành viên Hội đồng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng, thành viên Tổ Thư ký giúp việc làm thành viên Ban Giám sát.

IV. TỔ CHỨC XÉT TUYỂN

1. Nhu cầu xét tuyển
Căn cứ nhu cầu thực tế năm học 2024-2025 và biên chế được giao, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung 141 chỉ tiêu tuyển dụng đối với 09 vị trí việc làm đối với trường trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương, cụ thể:
a) Giáo viên cấp trung học cơ sở hạng III: 13 chỉ tiêu, mã số V.07.04.32.
b) Giáo viên cấp trung học phổ thông hạng III: 96 chỉ tiêu, mã số V.07.05.15.
c) Tổng phụ trách Đội cấp trung học cơ sở: 01 chỉ tiêu, mã số V.07.04.32.
d) Viên chức Thư viện: 01 chỉ tiêu, mã số V.10.02.06 hoặc V.10.02.07. đ) Viên chức Thiết bị, thí nghiệm: 06 chỉ tiêu, mã số V.07.07.20.
e) Viên chức Giáo vụ: 14 chỉ tiêu, mã số V.07.07.21.
g) Viên chức Văn thư: 04 chỉ tiêu, mã số 02.008 hoặc 02.007.
h) Viên chức Kế toán: 06 chỉ tiêu, mã số 06.032 hoặc 06.031.
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo chỉ tiêu cụ thể từng vị trí việc làm kèm theo khi phát hành thông báo tuyển dụng.
Trường hợp trong quá trình thông báo, nhận hồ sơ có phát sinh thêm nhu cầu tuyển dụng thì Sở Giáo dục và Đào tạo bổ sung tăng chỉ tiêu cần tuyển đối với những vị trí việc làm đã thông báo tuyển dụng và không bổ sung đối với những vị trí việc làm không thông báo tuyển dụng.

2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Thí sinh dự tuyển đăng ký trực tuyến, hồ sơ gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu).
– Bản photocopy văn bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ.
– Bản photocopy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (đối với người dự tuyển phải có nghiệp vụ sư phạm).
– Bản photocopy hồ sơ, giấy tờ chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên được cơ quan, tổ chức cấp (nếu có).
– Bản photocopy các quyết định tuyển dụng, phân công, hợp đồng hoặc hợp đồng lao động và quyết định lương hiện hưởng (nếu có), sổ Bảo hiểm xã hội có thể hiện quá trình công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đối với người dự tuyển đã có thời gian công tác, hợp đồng tại các cơ sở giáo dục trước khi dự tuyển).
– Văn bản của đơn vị đang công tác đồng ý cho đăng ký dự tuyển và chuyển công tác về ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương nếu được trúng tuyển (đối với người dự tuyển đang công tác trong quân đội, công an, doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức, đơn vị khác không thuộc hệ thống các cơ sở giáo dục công lập).
– Minh chứng về việc hoàn thành nộp phí tuyển dụng.
* Một số lưu ý:
– Trường hợp văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được Cục Quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tính pháp lý của văn bằng.
– Mỗi người dự tuyển chỉ được nộp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển (ghi 01 hoặc 02 nguyện vọng). Chỉ tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người dự tuyển đã được cấp Bằng tốt nghiệp.
– Người dự tuyển phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trong Phiếu đăng ký dự tuyển và các loại giấy tờ, hồ sơ kèm theo.
– Người dự tuyển hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện kê khai và cung cấp hồ sơ minh chứng về quá trình công tác, quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó, phải xác định rõ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội. Trường hợp không cung cấp đầy đủ hồ sơ minh chứng (quá trình công tác, quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội) thì không được xem xét xếp lương đối với quá trình công tác không kê khai.
– Người dự tuyển scan hồ sơ đăng ký dự tuyển trực tuyến và nộp phí dự tuyển bằng hình thức chuyển khoản, địa chỉ đăng ký dự tuyển và tài khoản nộp phí được quy định trong thông báo tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2024-2025.

3. Hình thức, nội dung xét tuyển
Việc xét tuyển viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo 02 vòng:
3.1. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển và các loại giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì người dự tuyển được tham dự kiểm tra, sát hạch vòng 2.
3.2. Vòng 2
– Thực hiện kiểm tra, sát hạch bằng hình thức phỏng vấn (bốc thăm câu hỏi) để kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Tài liệu liên quan sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương sau khi ban hành thông báo tuyển dụng.
– Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
– Thời gian phỏng vấn tối đa đối với một người dự tuyển là 30 phút (trước khi phỏng vấn, người dự tuyển có thời gian chuẩn bị không quá 15 phút).
– Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
Cụ thể:
a) Đối với vị trí việc làm tuyển dụng viên chức là giáo viên dạy lớp
– Buổi 1 (35 điểm):
+ 01 câu Kiến thức chung về Luật Viên chức: 15 điểm.
+ 01 câu Kiến thức chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm: 15 điểm.
+ Tác phong (trang phục, thái độ, giao tiếp): 05 điểm.
– Buổi 2 (65 điểm):
+ Người dự tuyển thực hiện một đề cương giáo án (bài soạn) 01 tiết dạy theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, phù hợp với chuyên môn đào tạo và vị trí việc làm đăng ký dự tuyển; trình bày cụ thể nội dung của đề cương giáo án đã soạn theo yêu cầu của Ban Kiểm tra, sát hạch: 30 điểm.
+ Trả lời phản biện của Ban Kiểm tra, sát hạch về nội dung, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm theo đề cương giáo án đã trình bày: 30 điểm (02 câu hỏi, mỗi câu 15 điểm).
+ Tác phong (trang phục, thái độ, giao tiếp): 05 điểm.
b) Đối với vị trí việc làm tuyển dụng viên chức không phải là giáo viên dạy lớp (Tổng phụ trách Đội, thư viện, thiết bị – thí nghiệm, giáo vị, văn thư, kế toán)
+ 01 câu Kiến thức chung về Luật Viên chức: 15 điểm.
+ 02 câu Kiến thức chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm (đạo đức công vụ, văn hóa công sở, vị trí việc làm đăng ký tuyển dụng,…): 30 điểm (mỗi câu 15 điểm).
+ Tác phong (trang phục, thái độ, giao tiếp): 05 điểm.
Khi tổng hợp điểm để xét, thực hiện nhân đôi tổng số điểm của người dự tuyển đã đạt được để bảo đảm tổng số điểm xét tuyển theo thang điểm 100.

4. Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
* Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

5. Xác định người trúng tuyển
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả điểm tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
– Có tổng số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn, lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được thông báo tuyển dụng của từng vị trí việc làm (xét nguyện vọng 1 trước theo từng vị trí việc làm của từng cấp học, rồi mới xét đến nguyện vọng 2) cho đến khi hết chỉ tiêu.
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người trúng tuyển là người đạt kết quả thi phần thi kiến thức chung cao hơn.
Trường hợp vẫn không xác định được thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

6. Hợp đồng làm việc, chế độ tập sự
Người trúng tuyển viên chức phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn 12 tháng với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức theo quy định tại Luật Viên chức năm 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Người trúng tuyển viên chức thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ- CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Từ ngày 08/4/2024 đến ngày 26/4/2024: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo Kế hoạch tuyển dụng năm học 2024-2025.
2. Từ ngày 20/5/2024 đến ngày 12/6/2024: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi Sở Nội vụ dự thảo Kế hoạch tuyển dụng năm học 2024-2025 để xem xét, thẩm định.
3. Từ ngày 13/6/2024 đến ngày 21/6/2024: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tuyển dụng năm học 2024-2025, quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ban Giám sát; Chủ tịch Hội đồng thành lập các bộ phận giúp việc của Hội đồng.
4. Trên cơ sở Kế hoạch tuyển dụng, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển dụng (được đăng tải trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, niêm yết tại trụ sở làm việc của Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương), thông báo tài liệu tham khảo cho phần kiểm tra, sát hạch vòng 2 và nhận Phiếu đăng ký dự tuyển từ ngày 19/6/2024 đến ngày 18/7/2024.
5. Từ ngày 22/7/2024 đến ngày 26/7/2024: Tổng hợp hồ sơ đăng ký dự tuyển, nhập, kiểm tra dữ liệu hồ sơ đăng ký dự tuyển.
6. Từ ngày 29/7/2024 đến ngày 07/8/2024: Họp Hội đồng tuyển dụng thông qua danh sách thí sinh đủ điều kiện vào vòng 2; thông báo công khai kết quả và thông báo triệu tập thí sinh tham dự sát hạch vòng 2 đối với thí sinh đủ điều kiện dự tuyển; sao in đề, đáp án kiểm tra, sát hạch; chuẩn bị các điều kiện tổ chức kiểm tra, sát hạch.
7. Từ ngày 08/8/2024 đến ngày 14/8/2024: Tổ chức sát hạch vòng 2 đối với thí sinh đủ điều kiện dự tuyển.
8. Từ ngày 15/8/2024 đến ngày 21/8/2024: Họp Hội đồng tuyển dụng viên chức lần thứ hai thông qua dự kiến kết quả trúng tuyển.
9. Từ ngày 22/8/2024 đến ngày 30/8/2024: Hội đồng tuyển dụng báo cáo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng (sau khi có văn bản thống nhất của Sở Nội vụ về kết quả tuyển dụng và thỏa thuận xếp lương cho viên chức trúng tuyển). Hội đồng tuyển dụng viên chức công bố kết quả xét tuyển tại Ô số 10, tầng 1, Tháp B, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, trên trang thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo; thông báo kết quả đến cá nhân dự tuyển.
10. Từ ngày 02/9/2024 đến ngày 06/9/2024: Viên chức trúng tuyển chọn nhiệm sở.
11. Dự kiến ngày 10/9/2024: Thí sinh trúng tuyển nhận quyết định tuyển dụng tại Hội trường Sở Giáo dục và Đào tạo.

VI. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
1. Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức; hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phí tuyển dụng được thu một lần bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khi người dự tuyển đăng ký hồ sơ trực tuyến.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Tổ chức cán bộ
– Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng và tham mưu cho Giám đốc Sở các nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng theo đúng quy định.
– Chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện kỳ tuyển dụng viên chức.

2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở
– Cử người tham gia Hội đồng tuyển dụng và các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, Ban Giám sát khi được yêu cầu.
– Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo.

3. Phòng Kế hoạch – Tài chính
Chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí liên quan đến công tác tuyển dụng viên chức.
Trên đây là Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2024-2025.

Nguồn tin: binhduong.edu.vn

Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
89 Láng Hạ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023 VPBank đạt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động
  • Được hưởng Bảo hiểm VPBank care 

Các hoạt động ngoại khóa

  • Team Building
  • Du lịch hàng năm
  • Câu lạc bộ: thiện nguyện, nhiếp ảnh VP Zòm…

Lịch sử thành lập

  • Ngày 12/08/1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập. 
  • Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
  • Ngày 19/1/2021, VPBank 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
  • Ngày 27/1/2021, củng cố nền tảng, sẵn sàng sức bật cho 2022
  • Ngày 17/2/2022, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong BXH 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
  • Ngày 4/4/2022, VPBank tái định vị thương hiệu, tuyến bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
  • Ngày 20/4/2022 VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận trong quý 1
  • Ngày 1/5/2022, VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam

Mission

Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội cho khách hàng và đối tác, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững cho cổ đông, cộng đồng và xã hội.


Review VPBANK

3.8
86 review

30/10/2024
Nhân viên tại Hà Nội

Ot có trả lương theo quy định. Ot không quá nhiều.

24/10/2024
Marketing Manager tại Hà Nội

Môi trường làm việc năng động, nhiều hoạt động nội bộ (ID)

23/10/2024
Nhân viên IT tại Hà Nội

Môi trường làm việc có nhiều cơ hội phát triển(IT)

Những nghề phổ biến tại VPBANK

Bạn làm việc tại VPBANK? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo VPBANK

VPBANK

Click để đánh giá