Mô tả công việc
- Giới thiệu các món ăn và đồ uống cho khách hàng
- Tiếp nhận order từ khách hàng và chuyển order cho bếp
- Kiểm tra các món ăn, đồ uống trước khi phục vụ khách đảm bảo về mĩ quan và đủ gia vị đi kèm
- Phục vụ khách hàng theo thực đơn đã chọn đảm bảo phục vụ đúng bàn, đúng món ăn, đủ số lượng, đúng thứ tự
- Sẵn sàng trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
- Dọn dẹp bàn ăn và set up bàn ăn mới
- Các công việc khác theo sự phân công từ Trưởng bộ phận.
Quyền lợi được hưởng
- Lương từ 5 - 6tr/tháng tùy theo kinh nghiệm + Service Charge
- Ăn ca 2 bữa tại nhà hàng
- Phụ cấp ca gãy 500k/tháng
- Tuần được nghỉ 1 buổi, sau 1 tháng thử việc được nghỉ thêm 1 ngày phép/tháng
- Được hưởng các chế độ đào tạo nâng cao năng lực.
- Được hưởng các chế độ phúc lợi theo quy định của Công ty như các chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, sinh nhật...
- Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Nhà nước và của Công ty
- Được làm việc trong môi trường hiện đại, năng động với nhiều khả năng nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến.
Yêu cầu công việc
- Nam, nữ, tuổi từ 18 trở lên
- Làm được ca gãy: 10h-14h và 17h30-22h
- Ưu tiên được đào tạo qua nghiệp vụ bàn
- Chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo
- Nhanh nhẹn, nhiệt tình, xác định làm việc gắn bó lâu dài
- Địa điểm làm việc: Khách sạn My way – Số 2 ngõ 82 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Yêu cầu hồ sơ
- SĐT: Ms. Thắm 098.7951.051; Ms. Ngọc 036.956.2967
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VÀ DỊCH VỤ MY WAY được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 2006 bởi những sáng lập viên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh, điều hành ngành quản lý nhà hàng, khách sạn và giải trí. Cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sáng tạo và đam mê, Công ty cổ phần thực phẩm và dịch vụ My Way đã gặt hái được nhiều thành tựu trong quá trình hoạt động của mình, hiện nay Công ty đang quản lý và điều hành chuỗi nhà hàng mang thương hiệu My Way với các thương hiệu nổi bật: Khách sạn My Way Hotel, Nhà hàng Chợ Quê, Chuỗi My Way Café & Restaurant, My Way New Journey
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Thực tập sinh ẩm thực là gì?
Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực (Culinary intern) là người tham gia vào một chương trình thực tập trong lĩnh vực ẩm thực và nấu ăn. Trong thời gian thực tập, họ được đào tạo và hướng dẫn bởi các đầu bếp chuyên nghiệp để họ có thể học và phát triển kỹ năng làm việc trong môi trường nhà hàng hoặc bếp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh Nhà hàng, Thực tập sinh F&B,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của thực tập sinh Ẩm thực
Công việc của thực tập sinhẨm thực tập trung vào việc hỗ trợ trong mọi khía cạnh của quá trình chuẩn bị và phục vụ món ăn, đồng thời cũng là cơ hội để họ học hỏi và phát triển kỹ năng trong ngành ẩm thực.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn
Thực tập sinh thường được giao nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu cho các món ăn, bao gồm rửa, cắt, và chế biến các loại thực phẩm theo hướng dẫn của đầu bếp. Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sơ chế nguyên liệu như rửa sạch, cắt thái, tẩm ướp gia vị. Bảo quản nguyên liệu đúng cách để giữ được độ tươi ngon.
Vệ sinh khu vực nấu ăn
Đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh trong khu vực làm việc là một phần quan trọng của công việc của thực tập sinh. Họ phải tuân thủ các quy định vệ sinh thực phẩm và thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp.
Hỗ trợ trong việc trang trí và trình bày món ăn
Thực tập sinh có thể được giao nhiệm vụ trang trí và trình bày món ăn trên đĩa hoặc dĩa, giúp tạo ra các bữa ăn hấp dẫn và thú vị cho khách hàng. Quan trọng nhất, thực tập sinh sẽ dùng thời gian này để học hỏi từ các đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường bếp thực tế và phát triển kỹ năng cần thiết để trở thành một đầu bếp giỏi trong tương lai.
Thực tập sinh ẩm thực có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
36 - 96 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Thực tập sinh ẩm thực
Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh ẩm thực, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh ẩm thực?
Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp: Thực tập sinh Ẩm thực thường cần ít nhất một bằng cấp trung học hoặc tương đương. Một số chương trình thực tập có thể yêu cầu một số học vị hoặc chứng chỉ liên quan đến ẩm thực, như chứng chỉ nấu ăn cơ bản hoặc chứng chỉ vệ sinh thực phẩm.
- Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm trước đó trong lĩnh vực ẩm thực được coi là một lợi thế, nhưng không bắt buộc đối với các vị trí thực tập. Kinh nghiệm làm việc trong một môi trường nhà hàng hoặc bếp sẽ là một điểm cộng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh Ẩm thực cần có khả năng làm việc trong một môi trường đa dạng với đồng nghiệp và khách hàng. Bởi đây là ngành nghề dịch vụ nên việc tiếp xúc với rất nhiều người trong ngày là điều không thể tránh.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khác với những lĩnh vực khác, nghề bếp yêu cầu phải có tính phối hợp cao giữa bếp trưởng và các phụ tá hay các phụ tá với nhau. Vì vậy, Thực tập sinh Ẩm thực phải có khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả trong nhóm.
- Kỹ năng về vệ sinh và an toàn thực phẩm: Hiểu biết và tuân thủ các quy định vệ sinh và an toàn thực phẩm là rất quan trọng trong ngành ẩm thực. Nếu có bất kỳ sai sót nào xảy ra, hậu quả dẫn đến là vô cùng quan trọng.
- Kỹ năng đa nhiệm và thích ứng: Thực tập sinh Ẩm thực cũng cần có khả năng làm việc trong một môi trường nhanh chóng và linh hoạt, thích ứng với các thay đổi và yêu cầu công việc đa dạng.
- Sự sáng tạo và cẩn thận: Có khả năng sáng tạo trong việc chuẩn bị và trang trí món ăn sẽ giúp Thực tập sinh Ẩm thực ghi điểm trong quá trình học việc. Đồng thời, họ cũng cần cẩn thận và tỉ mỉ trong các quy trình làm việc của mình.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh Lễ Tân: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh Nhà hàng: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Thực tập sinh Ẩm thực thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Thực tập sinh ẩm thực cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Thực tập sinh Ẩm thực. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Nhà hàng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Lễ tân hiện nay