SL tuyển dụng: 01
Thời gian nhận hồ sơ: Đến hết ngày 15/01/2025
I. Mục Đích Công Việc
Trực tiếp triển khai và tổ chức quản lý/điều phối quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát các nội dung công việc, các thành phần tham gia dự án theo trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đầu tư theo thời hạn và trong phạm vi ngân sách được duyệt đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
II. Nhiệm Vụ Chính
- Tổ chức quản lý/điều phối các hoạt động: (i) Lập/thẩm tra/thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Hồ sơ thiết kế xây dựng, Lựa chọn nhà thầu, Thanh quyết toán hợp đồng, Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; (ii) Quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc dự án (Tư vấn; Xây lắp; Cung cấp và lắp đặt thiết bị; Kiểm toán) đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật xây dựng.
- Trực tiếp triển khai các nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc Người quyết định đầu tư/Chủ đầu tư: (i) Tổng hợp các nội dung thẩm định dự án, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án, Hồ sơ thiết kế xây dựng, Lựa chọn nhà thầu …; (ii) Kiểm tra, rà soát hồ sơ thiết kế, khối lượng dự toán/thanh toán/quyết toán liên quan đến kiến trúc/kết cấu công trình được phân công làm đầu mối phụ trách/phối hợp; (iii) Tham gia hỗ trợ kiểm soát triển khai, quản lý Mô hình thông tin công trình (BIM).
- Theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện dự án.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ dự án.
- Trình độ:
- Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp loại Khá trở lên đại học chuyên ngành Kiến trúc từ các trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh và các Trường Đại học nước ngoài có uy tín.
- Trình độ Ngoại ngữ: sử dụng tốt ngoại ngữ và có khả năng nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh liên quan đến công việc phụ trách.
- Trình độ tin học: sử dụng thành thạo các phần mềm Autocad, Microsoft Office.
- Có Chứng chỉ hành nghề/Chứng nhận nghiệp vụ về Thiết kế kiến trúc/Quản lý dự án/Tư vấn giám sát/Đấu thầu/Chỉ huy trưởng.
- Kinh nghiệm:
- Tối thiểu 05 (năm) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc/quản lý dự án xây dựng công trình dân dụng.
- Đã tham gia thiết kế/thi công/quản lý dự án tối thiểu 01 (một) dự án nhóm A hoặc thiết kế/giám sát/thi công công trình dân dụng tối thiểu 01 (một) công trình dân dụng cấp II trở lên.
- Ưu tiên có kinh nghiệm triển khai, sử dụng BIM trong quá trình triển khai dự án.
- Kiến thức:
- Có kiến thức pháp lý về xây dựng, đấu thầu và các văn bản pháp luật, văn bản quy định liên quan đến công tác xây dựng cơ bản.
- Am hiểu về kiến trúc tòa nhà/công trình.
- Kỹ năng:
- Kỹ năng lập kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch và quản lý thời gian.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin rành mạch và dễ hiểu.
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Kỹ năng giải quyết công việc.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Autocad, Microsoft Office.
- Khả năng:
- Khả năng tư duy logic.
- Khả năng đánh giá, phân tích và ra quyết định.
- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc cao.
- Năng động, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất cá nhân:
- Tuân thủ kỷ luật;
- Trung thực;
- Chủ động, cẩn trọng, có trách nhiệm trong công việc
- Độ tuổi:
- Không quá 40 tuổi tại thời điểm đăng ký xét tuyển
- Lưu ý*: BTK dự án Xây dựng Trụ sở chính đang tuyển dụng 03 vị trí Chuyên viên, tuy nhiên, ứng viên chỉ được nộp hồ sơ duy nhất 01 vị trí Chuyên viên. VCB sẽ xem xét loại các hồ sơ cố ý nộp nhiều hơn 01 vị trí Chuyên viên thuộc BTK dự án Xây dựng Trụ sở chính.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý là gì?
Người quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, những vị trí như Quản lý trung tâm, Quản lý khu vực cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Quản lý
Nhà quản lý cấp cao
Nhà quản lý cấp cao nhất là những người đảm nhận các vị trí C-suite. Họ làm việc với tư cách là người đứng đầu tổ chức, CEO, CFO, Chủ tịch, Giám đốc điều hành,... thuộc nhóm quản lý cấp cao nhất. Họ chịu trách nhiệm về định hướng, sự phát triển và hình ảnh chung của tổ chức. Đặt ra các kế hoạch và chiến lược dài hạn, kết hợp các nguồn lực của tổ chức với năng lực và cơ hội của nhân viên, đồng thời quản lý nhân viên là những vai trò chính mà họ phải thực hiện.
Quản lý cấp trung
Quản lý cấp trung là những nhà quản lý thuộc cấp lãnh đạo trung gian trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Họ hoạt động dưới sự điều hành của các nhà quản lý cấp cao, đồng thời dẫn dắt, quản lý các nhân viên cấp dưới, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, vận hành hệ thống quản lý, đảm bảo sự thống nhất, liền mạch của một doanh nghiệp.
Nhà quản lý cấp cơ sở
Người giám sát, điều phối viên,... là những ví dụ về nhà quản lý cấp cơ sở. Họ là những nhà quản lý hoạt động tương tác trực tiếp với nhân viên. Vị trí này làm việc dưới quyền của trưởng phòng và có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch, chiến lược do các nhà quản lý cấp cao và cấp trung đưa ra. Nhà quản lý cấp cơ sở lãnh đạo, động viên và kiểm soát nhân viên đang làm việc và thay mặt họ nói ra các thắc mắc, mong muốn, kỳ vọng tại doanh nghiệp.
Quản lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
216 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Đang cập nhật...Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Trước hết bạn cần có bằng cấp tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, đặc biệt nếu có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành nhà tuyển dụng yêu cầu thì sẽ càng được ưu tiên. Vì quản lý cấp cơ sở, cấp trung ngoài vai trò quản lý của mình còn trực tiếp đồng hành, tư vấn, hỗ trợ cho nhân viên thuộc team về những vấn đề chuyên môn do họ quản lý.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng ra quyết định: Nhà quản lý phải thường xuyên đưa ra các quyết định, từ những quyết định nhỏ như phân công công việc cho nhân viên đến những quyết định lớn như đầu tư, phát triển sản phẩm mới,... Mỗi quyết định của nhà quản lý đều có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là kỹ năng rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản lý nào, nhằm tránh những tổn thất không đáng có.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không chỉ cho phép nhà quản lý tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại, mà còn giúp họ dự đoán và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai. Bằng cách nắm bắt và giải quyết các vấn đề kịp thời, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và ổn định, đồng thời tăng cường sự tin tưởng và sự hài lòng của nhân viên.
-
Tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu và hướng đi của tổ chức hoặc phòng ban mà họ quản lý. Nó liên quan đến việc xác định và định hình chiến lược dài hạn, lập kế hoạch, đưa ra quyết định và quản lý tài nguyên để đạt được mục tiêu đó.
-
Kỹ năng lãnh đạo và truyền động lực: Nhà quản lý cần lãnh đạo và truyền động lực cho nhân viên để họ làm việc hết mình và đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cần tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên. Theo đó, cần tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Yêu cầu khác
-
Phẩm chất cá nhân: Trung thực và đạo đức là phẩm chất quan trọng đối với một nhà quản lý xuất sắc. Đảm bảo sự tin cậy và tôn trọng từ phía cấp dưới, đồng nghiệp và cả khách hàng. Tính trung thực giúp nhà quản lý xây dựng một môi trường làm việc nơi mà mọi người có thể đưa ra ý kiến, ý tưởng và thông tin một cách mở và chân thành. Tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin hiệu quả, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn và giải quyết vấn đề một cách công bằng.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý
Lộ trình thăng tiến của Quản lý có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên
Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Cộng tác viên (CTV), tiếng Anh là "Collaborator", là những cá nhân hoặc tổ chức làm việc tự do, không thuộc hệ thống nhân sự chính thức của doanh nghiệp. Họ hợp tác với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành một số công việc cụ thể. Công việc của họ là đảm bảo hoàn thành KPI đã được đặc ra từ trước.
>> Đánh giá: Ngoài việc tăng thu nhập, bạn còn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm từ quản lý hay nhân viên chính thức. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình tìm tòi, lập kế hoạch để hoàn thành các công việc được phân công và trau dồi được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên đang tuyển dụng
2. Nhân viên
Mức lương: 5 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên là người được tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau bởi người có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện một công việc gì đó mang tính chất đặc thù. Vì thế, có thể hiểu nhân viên chính là người lao động.
>> Đánh giá: Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp. Họ không chỉ là người lao động thực hiện các công việc được phân công mà còn có tác động đến tổ chức và hoạt động của công ty, giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, quản lý và phát triển của công ty diễn ra thuận lợi và ổn định.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên mới cập nhật
3. Quản lý
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm
Quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
>> Đánh giá: Nhà quản lý doanh nghiệp đóng vai trò lãnh đạo trong việc hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Chức năng lãnh đạo cũng bao gồm việc đặt ra mục tiêu, định hình giá trị và văn hóa tổ chức, định rõ hướng đi chiến lược của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý mới cập nhật
5 bước giúp Quản lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh và điểm yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc, định hướng phát triển công việc dài hạn của mỗi cá nhân. Bạn muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn sẽ cần một quá trình tích lũy dài hạn, có lộ trình cụ thể. Do đó, ngay từ khi bắt đầu định hướng phát triển công việc của mình, bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Học tập không ngừng
Về khái niệm, kỹ năng chuyên môn là tổng hòa những kỹ năng mang tính học thuật, chuyên ngành của từng lĩnh vực, ngành nghề. Kiến thức mỗi lĩnh vực, ngành nghề liên tục có sự cập nhật, phát triển mới. Do đó, chỉ thông qua học tập không ngừng mới giúp bạn có thể dần nắm bắt được kỹ năng chuyên môn thuộc ngành nghề mình đang hoạt động.
Đón nhận phản hồi
Bạn không nên đồng nhất các phản hồi với sự khen, chê. Phản hồi tập trung vào công việc còn khen, chê là những đánh giá có phần cảm tính cá nhân và hướng đến cá nhân. Chỉ khi bạn tiếp nhận phản hồi với sự chủ động, tập trung vào công việc thì bạn mới có thể cải tiến công việc của mình tốt hơn mỗi ngày.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Vùng an toàn là khoảng “không gian” làm việc mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể làm việc trong vùng an toàn 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, vòng lặp công việc trong vùng an toàn sẽ khiến bạn dần trở nên chây ỳ, thiếu sự “tươi mới” và động lực công việc.
Khả năng thích ứng nhanh chóng
Khả năng thích ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi và biến động rất quan trọng đối với một nhà quản lý. Bởi môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi đột ngột, tính linh hoạt giúp họ thích nghi nhanh chóng nhằm đảm bảo công việc vẫn được hoàn thành một cách hiệu quả. Họ cũng có khả năng thay đổi kế hoạch và chiến lược khi cần thiết để đạt được mục tiêu.
Đọc thêm: