Nhận các yêu cầu tư vấn pháp lý của các đơn vị có liên quan về các vấn đề pháp lý, đánh giá và phân loại các yêu cầu, nghiên cứu pháp luật và các quy định nội bộ, cung cấp các câu trả lời / ghi chú, tư vấn pháp lý cho các trường hợp phức tạp và đặc biệt phức tạp cho đơn vị kinh doanh và đơn vị hỗ trợ phát sinh trong quá trình hoạt động, quản trị, điều hành và kinh doanh của Ngân hàng
Tiếp nhận các yêu cầu rà soát hợp đồng, đánh giá và phân loại các yêu cầu, nghiên cứu về pháp luật và các quy định nội bộ nhằm kiểm soát tính pháp lý (bao gồm việc cho ý kiến pháp lý, trực tiếp chỉnh sửa, hoàn thiện) các hợp đồng, văn bản giao dịch phức tạp và đặc biệt phức tạp giữa VPBank với các khách hàng tổ chức/doanh nghiệp và giữa VPBank với các đối tác.
Kiểm soát công việc của chuyên viên cấp dưới
Triển khai công tác tư vấn pháp lý, hỗ trợ pháp lý đối với các dự án/ giao dịch lớn của Ngân hàng theo phân công của Trưởng Phòng, Giám đốc Trung tâm (tư vấn dự án, soạn thảo/rà soát tài liệu, tham gia đàm phán ...)
Cập nhật và truyền thông các quy định pháp luật mới có liên quan trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo dõi / xác định xu hướng của pháp luật quốc tế, các điều luật / quy định / khuyến cáo mới của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, cập nhật, thông báo các tác động ảnh hưởng tới các đơn vị có liên quan
Góp ý với các dự thảo theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đào tạo cho cán bộ, nhân viên VPBank các kiến thức, kinh nghiệm pháp lý liên quan đến mảng chuyên môn thuộc nhiệm vụ của Phòng theo yêu cầu của các Đơn vịYêu Cầu Công Việc
Trình độ Học vấn
Educational Qualifications
Đại học chuyên ngành Luật/ Pháp lý. Ưu tiên có thẻ luật sư/bằng thạc sỹ trở lên
Các Kinh nghiệm Liên quan/ Relevant Experience
Có từ 05 -07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý trong đó có ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm tư vấn pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Kiến thức/ Chuyên môn Có Liên Quan
Relevant Knowledge/ Expertise
Sản phẩm/ dịch vụ ngân hàng cung cấp
Kiến thức luật chuyên ngành tài chính ngân hàng
Các Kỹ Năng/ Skills
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập
Kỹ năng đàm phán
Các năng lực khác/ Other Competencies
Hiểu và vận dụng các văn bản luật
Thuyết trình hiệu quả
Xây dựng quan hệ và kỹ năng giao tiếp tốt
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023 VPBank đạt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động
- Được hưởng Bảo hiểm VPBank care
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Du lịch hàng năm
- Câu lạc bộ: thiện nguyện, nhiếp ảnh VP Zòm…
Lịch sử thành lập
- Ngày 12/08/1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập.
- Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
- Ngày 19/1/2021, VPBank 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Ngày 27/1/2021, củng cố nền tảng, sẵn sàng sức bật cho 2022
- Ngày 17/2/2022, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong BXH 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
- Ngày 4/4/2022, VPBank tái định vị thương hiệu, tuyến bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
- Ngày 20/4/2022 VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận trong quý 1
- Ngày 1/5/2022, VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam
Mission
Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội cho khách hàng và đối tác, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững cho cổ đông, cộng đồng và xã hội.
Review VPBANK
Ot có trả lương theo quy định. Ot không quá nhiều.
Môi trường làm việc năng động, nhiều hoạt động nội bộ (ID)
Môi trường làm việc có nhiều cơ hội phát triển(IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên pháp lý là gì?
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý
Công việc của một chuyên viên pháp lý sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành, chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật. Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp lý
Nhân viên pháp lý thường tham gia vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, biên bản, đơn xin, tài liệu pháp lý và các báo cáo. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng các văn bản này tuân thủ đầy đủ quy định và luật pháp hiện hành.
Quản lý và tổ chức tài liệu pháp lý
Nhân viên pháp lý phụ trách quản lý và tổ chức các tài liệu pháp lý quan trọng của tổ chức. Điều này bao gồm việc lưu trữ an toàn, bảo mật và có thể yêu cầu thực hiện các thủ tục xử lý tài liệu nhạy cảm.
Hỗ trợ trong công tác nghiên cứu pháp lý
Họ thường được giao nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập và phân tích thông tin pháp lý liên quan đến các vấn đề cụ thể. Công việc này đôi khi yêu cầu sử dụng các cơ sở dữ liệu pháp lý và các tài liệu tham khảo để đưa ra các phân tích và đánh giá chi tiết.
Hỗ trợ trong các hoạt động liên quan đến tòa án và tranh tụng
Trong các vụ kiện và tranh chấp, Nhân viên pháp lý có thể được yêu cầu chuẩn bị tài liệu, lên lịch các cuộc họp, giao tiếp với các bên liên quan và hỗ trợ luật sư hoặc nhóm pháp lý trong công việc chuẩn bị tòa án.
Hỗ trợ về các quy định và chính sách nội bộ
Họ thường là người tiếp nhận và truyền đạt các thông tin mới về các quy định và chính sách nội bộ của tổ chức đến các bộ phận liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động trong tổ chức tuân thủ đúng quy định pháp luật và nội quy.
Nhân viên pháp lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên pháp lý
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên pháp lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên pháp lý?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên pháp lý
Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một Nhân viên pháp lý. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:
Bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật hoặc các ngành liên quan. Có kiến thức vững về các lĩnh vực pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức như hợp đồng, lao động, doanh nghiệp, bất động sản, sở hữu trí tuệ, v.v.
Kinh nghiệm làm việc
Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý, ưu tiên làm việc tại văn phòng luật, công ty luật, hoặc các tổ chức có bộ phận pháp lý. Kinh nghiệm trong việc soạn thảo văn bản pháp lý, xử lý các vấn đề pháp lý, hỗ trợ trong các vụ kiện và tranh chấp là một lợi thế.
Kỹ năng chuyên môn
Có khả năng nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và chính xác. Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ và tài nguyên pháp lý như các cơ sở dữ liệu pháp lý, văn bản luật, và các tài liệu tham khảo.
Kỹ năng cá nhân và giao tiếp
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt. Kỹ năng giao tiếp bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh tốt, có khả năng viết văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn rõ ràng.
Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng giải quyết vấn đề
Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả và đối phó với nhiều công việc cùng lúc. Thể hiện khả năng giải quyết vấn đề, linh hoạt và có khả năng đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.
Tính cẩn thận và trách nhiệm cao
Có tính cẩn thận và chi tiết trong công việc, đảm bảo sự chính xác và tính hợp pháp của các hoạt động và tài liệu pháp lý. Trách nhiệm cao trong việc bảo vệ thông tin và quyền lợi pháp lý của tổ chức.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên pháp lý
Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Nhân viên pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Đầu tiên và quan trọng nhất, Nhân viên pháp lý cần nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật mà họ đang làm việc. Điều này bao gồm hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực pháp lý cụ thể như hợp đồng, lao động, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, v.v.
Phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ
Liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng là rất quan trọng. Nhân viên pháp lý nên tham gia vào các khóa đào tạo, hội thảo, hoặc các chương trình học tập để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực pháp lý.
Tham gia vào các dự án và nhiệm vụ pháp lý quan trọng
Tích cực tham gia vào các dự án pháp lý quan trọng hoặc các nhiệm vụ đặc biệt như soạn thảo hợp đồng quan trọng, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp pháp lý, hoặc đại diện cho tổ chức trong các vụ kiện. Điều này giúp họ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề.
Xây dựng mạng lưới quan hệ và giao tiếp hiệu quả
Xây dựng mạng lưới quan hệ với các đồng nghiệp trong lĩnh vực pháp lý, các chuyên gia, và các bên liên quan khác. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp họ có thể truyền đạt thông tin pháp lý một cách rõ ràng và thuyết phục.
Chủ động và có tinh thần cầu tiến
Nhân viên pháp lý nên chủ động trong công việc, luôn sẵn sàng học hỏi và cải tiến. Họ cần có tinh thần cầu tiến để đề xuất các giải pháp pháp lý mới, cải thiện quy trình làm việc, và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.
Xem thêm:
Việc làm Chuyên viên pháp chế đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên tư vấn giải pháp đang tuyển dụng
Việc làm Trưởng phòng pháp lý đang tuyển dụng