Mô tả Công việc
1. Thẩm định pháp lý văn bản có yếu tố pháp lý (30%)
· Đánh giá nội dung của văn bản để hiểu rõ ý định và mục đích của văn bản. Phân tích và xác định các yếu tố pháp lý có liên quan đến văn bản, bao gồm các quy định, luật lệ, quy chuẩn, và chính sách có thể áp dụng.
· Kiểm tra tính đầy đủ các thủ tục/chứng từ theo yêu cầu, tính hợp lệ của các điều khoản và điều kiện, tính chính xác của thông tin, và tuân thủ các quy định liên quan đến thẩm quyền và trình tự trình ký.
· Đánh giá các rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ văn bản, bao gồm việc xác định các vấn đề tiềm ẩn, mâu thuẫn pháp lý, và các vấn đề liên quan đến tuân thủ pháp luật.
· Đề xuất các biện pháp sửa đổi hoặc điều chỉnh để giải quyết các vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, và giảm thiểu các rủi ro pháp lý.
· Xem xét kết quả thẩm định pháp lý và phê duyệt văn bản, đồng thời cung cấp ý kiến và hướng dẫn về các bước tiếp the0. Lưu trữ tài liệu và thông tin liên quan đến quy trình thẩm định pháp lý và theo dõi thực hiện các biện pháp sửa đổi và điều chỉnh.
2. Soạn thảo, sửa đổi các văn bản pháp lý, văn bản điều hành, quản trị dn, văn bản quản lý và các vb khác của cty. (20%).
· Phân tích và đánh giá thông tin thu thập để hiểu rõ vấn đề và tìm ra các yếu tố quan trọng cần được thể hiện trong văn bản pháp lý.
· Xác định mục tiêu và kết quả mong muốn của văn bản pháp lý, bao gồm việc xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
· Soạn thảo văn bản pháp lý dựa trên thông tin và mục tiêu đã xác định, bao gồm việc sắp xếp các điều khoản, điều chỉnh ngôn ngữ và định dạng để làm cho văn bản trở nên rõ ràng và dễ hiểu.
· Xem xét và chỉnh sửa văn bản để đảm bảo tính logic, tính pháp lý và tính chính xác của các điều khoản và thông tin được thể hiện trong văn bản.
· Thu thập ý kiến và phê duyệt từ các bên liên quan trước khi công bố hoặc triển khai văn bản pháp lý.
· Trình ký, ban hành và triển khai văn bản pháp lý, bao gồm việc thông báo cho các bên liên quan và đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các điều khoản của văn bản.Quản lý và cập nhật văn bản pháp lý sau khi công bố, bao gồm việc lưu trữ, cập nhật và duy trì văn bản theo thời gian để đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
3. Đàm phán, thương thảo ký kết hợp đồng (20%).
· Thu thập thông tin đầu vào, bằng chứng, hợp đồng, tài liệu và thông tin liên quan đến vấn đề để làm căn cứ cho việc đàm phán, thương thảo.
· Phân tích, đánh giá mọi khía cạnh của vấn đề pháp lý bao gồm đánh giá quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, ưu, nhược điểm pháp lý cho việc đàm phán, thương thảo ký kết hợp đồng hợp tác, mua bán, đầu tư mua sắm.
· Xác định và đánh giá các rủi ro cũng như lợi thế pháp lý và lập kế hoạch đàm phán. Lập kế hoạch và thực hiện đàm phán, thương thảo ký kết hợp đồng.
4. Giải quyết tranh chấp và/hoặc kiện tụng pháp lý (20%)
· Thương lượng và hoà giải với bên đối tác/khách hàng để đi đến thuả thuận hợp tác, mua bán, đầu tư và/hoặc tìm kiếm giải pháp hòa bình nhằm đạt được thỏa thuận không cần tới trọng tài/tòa án.
· Lập đơn kiện và nộp đơn tới trọng tài và/hoặc tòa án dân sự/hình sự.
· Tham gia các phiên hoà giải, phiên đối chất, phiên xét xử tại toà: Chuẩn bị tài liệu và bằng chứng và các lập luận, đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong quá trình hoà giải hoặc xét xử.
· Tham gia vào các cuộc đàm phán và thỏa thuận để giải quyết một cách hòa bình.
· Trình bày luận điểm của mình, bảo vệ quyền lợi của mình, và đưa ra các lập luận pháp lý để thuyết phục tòa án hoặc trung gian.
· Phát biểu luận tội và bảo vệ, trình bày bằng chứng, và chứng minh với tòa án.
· Theo dõi thực hiện quyết định/bản án của tòa án hoặc thỏa thuận đạt được sau thương lượng cho đến khi quyết định/bán án được thi hành. Đánh giá kết quả của quy trình giải quyết tranh chấp hoặc kiện tụng và rút ra bài học cho tương lai.
5. Tư vấn, phổ biến, truyền thông các quy định nội bộ và pháp luật. Tư vấn các sự vụ pháp lý cho ban GĐ và các đơn vị có liên quan (10%).
· Nghiên cứu, phân tích và đánh giá phạm vi điều chỉnh của các luật, quy định, thông tư, nghị định pháp lý mới ban hành hoặc có thay đổi có liên quan đến ngành hoạt động của công ty.
· Theo dõi và đánh giá các vấn đề pháp lý tiềm ẩn và rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật và giảm thiểu rủi ro pháp lý, bao gồm cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên về các quy định pháp lý.
· Tư vấn và hỗ trợ các bộ phận và cá nhân trong công ty về các vấn đề pháp lý, bao gồm việc xây dựng hợp đồng, giải quyết tranh chấp pháp lý, và tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý.
· Xây dựng cẩm nang pháp luật và duy trì một hệ thống theo dõi và báo cáo về tuân thủ pháp luật, bao gồm việc tổ chức và thực hiện các kiểm tra nội bộ và kiểm toán pháp lý định kỳ.
· Ra các bản tin về pháp luật. Tương tác với cơ quan chức năng, các bên liên quan, và đối tác kinh doanh để hiểu rõ và tham gia vào quá trình xây dựng và thay đổi các quy định và quy trình pháp lý.
Yêu Cầu Công Việc
1. Trình độ Học vấn/ Chuyên môn có liên quan
· Trình độ: Tốt nghiệp Đại học
· Chuyên ngành: Luật Kinh tế, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, Luật Kinh doanh, Quản trị – Luật, Luật sở hữu trí tuệ,..
· Chuyên môn: Có kiến thức và kỹ năng về soạn thảo hợp đồng, tư vấn pháp luật, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, xem xét các tài liệu pháp lý, chuẩn bị kiện tụng, đại diện cho các công ty trước tòa và quản lý các cuộc đàm phán hợp đồng, thi hành án dân sự, thực thi quyền sở hữu trí tuệ,..
· Ngoại ngữ: Tiếng Anh TOEIC: 600 điểm hoặc chứng chỉ khác tương đương.
2. Kinh nghiệm, chứng chỉ liên quan
· Kinh nghiệm: Có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm thực tế ở các vị trí tương đương
· Chứng chỉ: Có các chứng chỉ liên quan về ngành luật
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Năm 2008, Viettel đang ở thời kỳ đỉnh cao của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ di động, từ một công ty bước chân vào thị trường ở vị trí thứ 4, Viettel trở thành công ty số 1 ở Việt Nam, trở thành một hiện tượng của viễn thông toàn cầu về tốc độ tăng trưởng. Đây cũng là năm mà Viettel cho ra đời một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, không chỉ mới với Viettel mà ngay cả ở Việt Nam – dịch vụ trung tâm dữ liệu (TTDL) với việc thành lập Công ty TNHH Viettel - CHT (tên giao dịch: Viettel IDC). Cùng với những tầm nhìn đầu tư hạ tầng viễn thông khác, Viettel IDC chính là nền tảng đã được Viettel đầu tư trước một bước cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hôm nay
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên pháp lý là gì?
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý
Công việc của một chuyên viên pháp lý sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành, chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật. Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp lý
Nhân viên pháp lý thường tham gia vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, biên bản, đơn xin, tài liệu pháp lý và các báo cáo. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng các văn bản này tuân thủ đầy đủ quy định và luật pháp hiện hành.
Quản lý và tổ chức tài liệu pháp lý
Nhân viên pháp lý phụ trách quản lý và tổ chức các tài liệu pháp lý quan trọng của tổ chức. Điều này bao gồm việc lưu trữ an toàn, bảo mật và có thể yêu cầu thực hiện các thủ tục xử lý tài liệu nhạy cảm.
Hỗ trợ trong công tác nghiên cứu pháp lý
Họ thường được giao nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập và phân tích thông tin pháp lý liên quan đến các vấn đề cụ thể. Công việc này đôi khi yêu cầu sử dụng các cơ sở dữ liệu pháp lý và các tài liệu tham khảo để đưa ra các phân tích và đánh giá chi tiết.
Hỗ trợ trong các hoạt động liên quan đến tòa án và tranh tụng
Trong các vụ kiện và tranh chấp, Nhân viên pháp lý có thể được yêu cầu chuẩn bị tài liệu, lên lịch các cuộc họp, giao tiếp với các bên liên quan và hỗ trợ luật sư hoặc nhóm pháp lý trong công việc chuẩn bị tòa án.
Hỗ trợ về các quy định và chính sách nội bộ
Họ thường là người tiếp nhận và truyền đạt các thông tin mới về các quy định và chính sách nội bộ của tổ chức đến các bộ phận liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động trong tổ chức tuân thủ đúng quy định pháp luật và nội quy.
Nhân viên pháp lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên pháp lý
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên pháp lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên pháp lý?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên pháp lý
Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một Nhân viên pháp lý. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:
Bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật hoặc các ngành liên quan. Có kiến thức vững về các lĩnh vực pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức như hợp đồng, lao động, doanh nghiệp, bất động sản, sở hữu trí tuệ, v.v.
Kinh nghiệm làm việc
Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý, ưu tiên làm việc tại văn phòng luật, công ty luật, hoặc các tổ chức có bộ phận pháp lý. Kinh nghiệm trong việc soạn thảo văn bản pháp lý, xử lý các vấn đề pháp lý, hỗ trợ trong các vụ kiện và tranh chấp là một lợi thế.
Kỹ năng chuyên môn
Có khả năng nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và chính xác. Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ và tài nguyên pháp lý như các cơ sở dữ liệu pháp lý, văn bản luật, và các tài liệu tham khảo.
Kỹ năng cá nhân và giao tiếp
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt. Kỹ năng giao tiếp bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh tốt, có khả năng viết văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn rõ ràng.
Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng giải quyết vấn đề
Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả và đối phó với nhiều công việc cùng lúc. Thể hiện khả năng giải quyết vấn đề, linh hoạt và có khả năng đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.
Tính cẩn thận và trách nhiệm cao
Có tính cẩn thận và chi tiết trong công việc, đảm bảo sự chính xác và tính hợp pháp của các hoạt động và tài liệu pháp lý. Trách nhiệm cao trong việc bảo vệ thông tin và quyền lợi pháp lý của tổ chức.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên pháp lý
Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Nhân viên pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Đầu tiên và quan trọng nhất, Nhân viên pháp lý cần nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật mà họ đang làm việc. Điều này bao gồm hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực pháp lý cụ thể như hợp đồng, lao động, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, v.v.
Phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ
Liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng là rất quan trọng. Nhân viên pháp lý nên tham gia vào các khóa đào tạo, hội thảo, hoặc các chương trình học tập để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực pháp lý.
Tham gia vào các dự án và nhiệm vụ pháp lý quan trọng
Tích cực tham gia vào các dự án pháp lý quan trọng hoặc các nhiệm vụ đặc biệt như soạn thảo hợp đồng quan trọng, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp pháp lý, hoặc đại diện cho tổ chức trong các vụ kiện. Điều này giúp họ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề.
Xây dựng mạng lưới quan hệ và giao tiếp hiệu quả
Xây dựng mạng lưới quan hệ với các đồng nghiệp trong lĩnh vực pháp lý, các chuyên gia, và các bên liên quan khác. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp họ có thể truyền đạt thông tin pháp lý một cách rõ ràng và thuyết phục.
Chủ động và có tinh thần cầu tiến
Nhân viên pháp lý nên chủ động trong công việc, luôn sẵn sàng học hỏi và cải tiến. Họ cần có tinh thần cầu tiến để đề xuất các giải pháp pháp lý mới, cải thiện quy trình làm việc, và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.
Xem thêm:
Việc làm Chuyên viên pháp chế đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên tư vấn giải pháp đang tuyển dụng
Việc làm Trưởng phòng pháp lý đang tuyển dụng