Chi tiết công việc
- Tìm kiếm thông tin KH tiềm năng quan tâm đến giải pháp MISA EMIS
- Tiếp cận và tìm hiểu thông tin KH qua: Gặp gỡ trực tiếp, điện thoại, mail
- Demo và tư vấn giải pháp cho khách hàng; Đàm phán chốt hợp đồng
- Chăm sóc KH sử dụng sản phẩm
- Đào tạo sản phẩm cho khách hàng
- Thứ 2 - Thứ 6 (08:00 - 17:30) nghỉ trưa 1 tiếng 30 phút
- Sáng Thứ 7 (08:00 - 12:00)
- Vòng 1: Phỏng vấn chuyên môn
- Vòng 2: Đào tạo chuyên sâu (3 ngày)
- Độ tuổi: từ 22- 30 tuổi
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các khối ngành kinh tế: Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán …
- Yêu thích kinh doanh, máu lửa, nhiệt huyết, thích ứng nhanh với công nghệ và có định hướng lâu dài trong mảng sales
- Các kỹ năng: giao tiếp, xử lý tình huống, đàm phán tốt
- Có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm kinh doanh, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm kinh doanh tại các công ty công nghệ
- Không ngại di chuyển, sẵn sàng đi công tác
- Thu nhập upto 25.000.000++ bao gồm: Lương cứng từ 8 triệu + Phụ cấp
- Được cung cấp máy tính, sim điện thoại, phụ cấp điện thoại, công tác phí
- Đánh giá tăng lương 2 lần/năm, nhiều cơ hội tăng lương 50-70%/năm, thưởng sáng kiến, thưởng chiến dịch
- Sau 6 tháng có cơ hội trở thành quản lý/chuyên gia với lộ trình rõ ràng - được trao quyền, thăng tiến không đợi tuổi
- Huấn luyện “Hổ tướng”: chương trình đào tạo quản lý tài năng, bệ phóng trở thành Chiến tướng tinh nhuệ
- Giải thưởng “Gấu vàng": nơi tôn vinh những tài năng xuất sắc nhất
- Gói chăm sóc sức khỏe toàn diện tại Medlatec, cháy hết mình tại các CLB theo sở thích, chương trình teambuilding, du lịch định kỳ
- Connecting Talents: tập trung phát triển những con người có chung lý tưởng, mục tiêu, cùng trao giá trị và nhận thành công
- Breakthrough Thinking: môi trường tôn trọng sự khác biệt và đề cao sáng tạo, MISA-er được tự do phát triển các ý tưởng tiến bộ, cải tiến công việc
- Hitech/Work Smarter: tối ưu hiệu suất công việc bằng ứng dụng công nghệ, phần mềm tự động (AMIS, Jira, Power BI, AI Marketing,...)
- Being Happy At Work: MISA mong muốn tạo một môi trường làm việc để bạn luôn cảm thấy hạnh phúc
- MISA là doanh nghiệp CNTT xuất sắc nhất khu vực Châu Á - Châu Đại Dương. Tiên phong xuất khẩu giải pháp SaaS
- TOP đầu doanh nghiệp CNTT tăng trưởng liên tục với quy mô nhân sự tăng 20%/năm, doanh thu tăng 15%/năm
- Hội tụ gần 3000 nhân tài cùng khát vọng đưa sản phẩm công nghệ “Make In Vietnam” vươn tầm quốc tế
- Xây dựng niềm tin với 350.000 khách hàng là đơn vị HCSN, doanh nghiệp, 3.5 triệu khách hàng cá nhân tại Việt Nam và 22 quốc gia
- Hơn 100 giải thưởng trong ngành CNTT trong nước và quốc tế
Công ty cổ phần Misa là công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam được thành lập năm 1994 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin cho cộng đồng.
Hiện MISA có 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 05 văn phòng đại diện đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng đầy đủ Bảo hiểm sức khỏe toàn diện: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… theo đúng quy định của nhà nước
Các hoạt động ngoại khóa
- CLB thể thao miễn phí: CLB Bóng đá, Cầu lông, Tennis, CLB yêu sách…
- Tổ chức Teambuilding cho toàn thể các MISAer 1 năm 1 lần,
- Nghỉ mát hàng năm, Teambuilding hàng quý
- Hoạt động ngoại khóa khác (Rung chuông vàng, Đấu trường MISA,…)
Lịch sử thành lập
- Năm 1994 - 1996, Xác lập chỗ đứng trên thương trường
- Năm 1996 - 2001, Tận dụng cơ hội, phát triển thương hiệu
- Năm 2001 - 2010, Vươn lên để trở thành chuyên nghiệp
- Năm 2010 - 2017, Phát triển, mở rộng thị trường làm chủ xu hướng Phần mềm như một dịch vụ
- Năm 2018-nay, Phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin thích ứng cuộc CMCN 4.0 để thúc đẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới
Mission
Sứ mệnh của MISA là phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin để thay đổi ngành kinh tế và giúp khách hàng thực hiện công việc theo phương thức mới, năng suất và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới.
Review MISA
Văn hóa xu nịnh từ cấp trên đến cấp trưởng phòng. Đồng nghiệp chơi thì vui chứ đụng đến quyền lợi, số má thì toàn tìm cách lươn lẹo để ăn trên đầu nhau. (RW)
Môi trường làm việc trẻ, năng động, lương thưởng thì trung bình. Không nợ lương, minh bạch. Tăng lương dựa trên kết quả thực tế làm việc. Định hướng thăng tiến rõ ràng. (RW)
Các quy định khá nhiều, công ty công nghệ nhưng khá gò bó (RW)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên phát triển khách hàng là gì?
Chuyên viên Phát triển khách hàng là một vị trí thuộc bộ phận bán hàng tuy nhiên họ không tập trung vào việc tư vấn bán hàng và chốt đơn mà công việc chính là tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng và kết nối những khách hàng này với bộ phận bán hàng. Mục tiêu cuối cùng của nhân viên phát triển khách hàng là mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng của công ty. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên quan hệ khách hàng, Nhân viên chăm sóc khách hàng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Chuyên viên Phát triển khách hàng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Chuyên viên Phát triển khách hàng là xác định và tiếp cận các cá nhân hoặc doanh nghiệp có khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của công ty. Sử dụng nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, email, điện thoại, tham gia sự kiện ngành,... Họ cũng là người thực hiện nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng, nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng tiềm năng là một trong những trọng trách của Chuyên viên Phát triển khách hàng. Từ đó, họ sẽ phải duy trì và thường xuyên cung cấp thông tin hữu ích, giải đáp thắc mắc và quan tâm đến nhu cầu của họ.
Thuyết phục và chốt hợp đồng
Chuyên viên Phát triển khách hàng là người trực tiếp phụ trách việc trình bày giải pháp, đề xuất giá cả và điều khoản hợp đồng, đàm phán và thuyết phục khách hàng ký hợp đồng. Họ cũng là người duy trì liên lạc với khách hàng sau khi ký hợp đồng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy họ mua thêm sản phẩm/dịch vụ trong tương lai.
Chuyên viên phát triển khách hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
160.000.000 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên phát triển khách hàng
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên phát triển khách hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Đang cập nhật...Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên phát triển khách hàng?
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên Phát triển khách hàng
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Chuyên viên Phát triển khách hàng phải tốt nghiệp Cao đẳng trở lên ưu tiên chuyên ngành Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Marketing…
- Kiến thức chuyên môn: Chuyên viên Phát triển khách hàng phải tìm hiểu thêm kiến thức chuyên ngành như phân tích thị trường, lập kế hoạch, kỹ năng cần có như giao tiếp giỏi, nắm bắt tâm lý khách hàng. Ngoài ra, họ cũng nên trau dồi thêm cách trình bày và tư vấn các sản phẩm bán lẻ, đánh giá các tiềm ẩn rủi ro từ khách hàng, thị trường để đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Chuyên viên Phát triển khách hàng là một vị trí đặc thù với nhiệm vụ học hỏi, trao đổi nhiều với người hướng dẫn. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các nhân viên Phát triển khách hàng giàu kinh nghiệm hơn.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Hầu hết Chuyên viên Phát triển khách hàng là những người đã làm việc lâu năm, có rất nhiều mối quan hệ khách hàng cũng như các đầu công việc. Chính vì thế họ cần phải có khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả để đảm bảo các đơn đặt hàng được hoàn thành đúng hạn.
- Kỹ năng sử dụng công cụ và phần mềm: Là thế hệ người trẻ mới,Chuyên viên Phát triển khách hàng phải biết sử dụng các công cụ và phần mềm mua hàng như hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM), Microsoft Excel, và các phần mềm liên quan khác để phục vụ cho công việc.
- Kỹ năng lắng nghe: Là những "ma mới" nên Chuyên viên Phát triển khách hàng phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo, người hướng dẫn của mình. Từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân và phát triển năng lực cá nhân.
Các yêu cầu khác
- Biết sử dụng sử dụng công cụ và phần mềm văn phòng như Words, Excel, PowerPoint,...
- Có kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh
- Có trình độ ngoại ngữ ở mức cơ bản
Lộ trình nghề nghiệp của Chuyên viên Phát triển khách hàng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Quản lý khách hàng | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
1 - 3 năm | Nhân viên Quan hệ khách hàng | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Chuyên viên Phát triển khách hàng | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng | 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Chuyên viên Phát triển khách hàng và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh Quản lý khách hàng: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên quan hệ khách hàng: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Quản lý khách hàng
Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh Quản lý khách hàng đóng vai trò hỗ trợ các nhiệm vụ cơ bản trong quản lý mối quan hệ khách hàng. Họ giúp thực hiện các công việc như thu thập dữ liệu khách hàng, hỗ trợ đội ngũ trong việc giải đáp thắc mắc và khiếu nại của khách hàng, cũng như tham gia vào việc chuẩn bị các báo cáo cơ bản. Đây là cơ hội để các thực tập sinh làm quen với các quy trình chăm sóc khách hàng, phát triển kỹ năng giao tiếp và tổ chức, đồng thời học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong ngành.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh Quản lý khách hàng là lựa chọn lý tưởng cho những sinh viên năm cuối hoặc những người mới ra trường đang tìm kiếm cơ hội để bước chân vào lĩnh vực quản lý khách hàng. Đây là cơ hội tuyệt vời để học hỏi và trải nghiệm thực tế trong môi trường doanh nghiệp. Để thành công ở vị trí này, ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp cơ bản, sự ham học hỏi và khả năng làm việc nhóm. Cơ hội việc làm Thực tập sinh Quản lý khách hàng cũng khá rộng mở với mức lương hấp dẫn.
2. Nhân viên Quan hệ khách hàng
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Nhân viên Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Công việc bao gồm giải quyết các khiếu nại và vấn đề của khách hàng, cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ, và thu thập phản hồi để cải thiện chất lượng dịch vụ. Họ là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, làm việc trực tiếp để đảm bảo khách hàng hài lòng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Sự hiểu biết về sản phẩm và kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này.
>> Đánh giá: Vai trò này đòi hỏi khả năng giao tiếp xuất sắc, khả năng xử lý vấn đề hiệu quả và sự kiên nhẫn trong việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Để thành công, ứng viên cần có sự hiểu biết sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và khả năng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3. Chuyên viên Phát triển khách hàng
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Chuyên viên Phát triển khách hàng tập trung vào việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mới và hiện tại. Họ phân tích nhu cầu của khách hàng, phát triển các chiến lược để thu hút và giữ chân khách hàng, và làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Công việc bao gồm xác định cơ hội kinh doanh, lập kế hoạch phát triển khách hàng và đánh giá hiệu quả của các chiến lược phát triển. Chuyên viên cần có khả năng phân tích, lên kế hoạch chiến lược và kỹ năng giao tiếp tốt để đạt được mục tiêu phát triển khách hàng.
>> Đánh giá: Vị trí chuyên viên phát triển khách hàng là lựa chọn lý tưởng cho những người có kinh nghiệm từ 3-5 năm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng hoặc phát triển kinh doanh và muốn tập trung vào việc mở rộng cơ hội kinh doanh và phát triển mối quan hệ khách hàng. Vai trò này yêu cầu kỹ năng phân tích mạnh mẽ, khả năng phát triển chiến lược và kỹ năng giao tiếp để thuyết phục và thu hút khách hàng mới. Chuyên viên cần có khả năng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, phát triển các giải pháp phù hợp và đánh giá hiệu quả của các chiến lược phát triển.
Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh mua hàng
4. Trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng
Mức lương: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng là người chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, đảm bảo rằng tất cả các quy trình được thực hiện đúng cách và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Họ giám sát và đào tạo đội ngũ nhân viên, phân tích hiệu suất công việc, và đề xuất các cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Trưởng nhóm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chiến lược chăm sóc khách hàng, xử lý các vấn đề nghiêm trọng, và báo cáo kết quả cho ban quản lý.
>> Đánh giá: Vai trò này yêu cầu khả năng lãnh đạo xuất sắc, kỹ năng quản lý đội nhóm và khả năng phát triển chiến lược để nâng cao chất lượng dịch vụ. Trưởng nhóm cần có khả năng phân tích dữ liệu, xử lý các vấn đề nghiêm trọng và đào tạo nhân viên để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Kỹ năng giao tiếp, tổ chức và giải quyết vấn đề là rất quan trọng để quản lý đội ngũ và cải thiện quy trình chăm sóc khách hàng.
5 bước giúp Chuyên viên Phát triển khách hàng thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Chuyên viên Phát triển khách hàng, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới nắm bắt được thị trường và xây dựng được chiến lược thu mua hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Chuyên viên Phát triển khách hàng.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của bộ phận thu mua là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc. Chuyên viên Phát triển khách hàng nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực thu mua và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Chuyên viên Phát triển khách hàng.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Chuyên viên Phát triển khách hàng sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ kinh doanh liên quan của doanh nghiệp. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu thị trường để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Chuyên viên Phát triển khách hàng nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.