Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập;
Căn cứ Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-
BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
Căn cứ Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ công văn số 3894/UBND-VX ngày 06/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 16/01/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về việc Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp giáo dục trường học trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, năm học 2023-2024;
Căn cứ Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 23/02/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về việc giao chỉ tiêu biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trực thuộc UBND thành phố năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 23/02/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về việc giao bổ sung biên chế giáo viên đối với các đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trực thuộc UBND thành phố năm học 2023-2024;
Căn cứ Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 07/02/2024 của UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về việc điều chỉnh kết quả phê duyệt nhu cầu tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp giáo dục trường học trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;
Căn cứ Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về việc Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp giáo dục trường học trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, năm học 2023-2024;
Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao; nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị, Trường THCS Lý Tự Trọng thống nhất thông báo nhu cầu xét tuyển và tổ chức xét tuyển viên chức năm học 2023-2024, như sau:
I. Số lượng, vị trí cần tuyển:
– 01 Giáo viên Tin học
– 01 Giáo viên GDCD
II. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển Trường THCS Lý Tự Trọng, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận tuyển dụng viên chức năm học 2023-2024viên chức
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều được đăng ký dự tuyển viên chức:
1.1. Người có đủ các điều kiện:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với ngành sư phạm theo từng cấp học và các vị trí khác trong trường học phù hợp với vị trí việc làm được quy định tại điều kiện riêng tại khoản 2, mục II;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
c) Dị dạng về hình thể; phát âm không bình thường (nói ngọng, nói lắp…).
2. Điều kiện, tiêu chuẩn riêng theo vị trí việc làm:
2.1. Đối với giáo viên Tin học:
+ Có bằng Đại học sư phạm Tin học trở lên; hoặc có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định (trường hợp chưa có thì sau khi được tuyển dụng phải bổ sung trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ
của giáo viên THCS hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số (Có văn bằng, chứng chỉ hoặc văn bản có liên quan của cấp có thẩm quyền để xác định kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm).
2.2. Đối với giáo viên GDCD:
+ Có bằng Đại học sư phạm GDCD trở lên; hoặc có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS (trường hợp chưa có thì sau khi được tuyển dụng phải bổ sung trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ
của giáo viên THCS hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số (Có văn bằng, chứng chỉ hoặc văn bản có liên quan của cấp có thẩm quyền để xác định kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm).
III. Thẩm quyền xét tuyển, hình thức xét tuyển và nội dung xét tuyển viên chức
1. Thẩm quyền xét tuyển: Trường THCS Lý Tự Trọng (Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng tại Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 28/02/2024).
2. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
3. Nội dung xét tuyển viên chức:
Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
a. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
b. Vòng 2
Thông qua thực hành và để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển, cụ thể:
Tổ chức thực hành 02 tiết dạy trên lớp trên 02 khối lớp khác nhau; nếu giáo viên đăng ký tham gia dự tuyển có trình độ chuyên môn ghép thì số tiết dạy theo phân môn ghép. Người tham gia xét tuyển qua thực hành đảm bảo: Được bốc thăm tiết dạy, khối lớp dạy theo chuyên môn đào tạo. Tiết dạy, bài dạy cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quy định thống nhất.
Thời gian chuẩn bị của giáo viên: sau khi bốc thăm bài dạy người dự tuyển có tối thiểu 01 ngày để chuẩn bị.
Điểm thực hành được tính theo thang điểm 100.
Thời gian thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét tuyển viên chức quyết định.
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thực hành.
4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức:
4.1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được xét tuyển của từng vị trí việc làm.
– Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển:
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
+ Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
4.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b mục 4.1 bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét tuyển viên chức quyết định người trúng tuyển.
4.3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
IV. Thủ tục hồ sơ, lệ phí xét tuyển
1. Thủ tục hồ sơ: Hồ sơ xét tuyển do Hội đồng xét tuyển phát hành, bao gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức;
– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh 3×4) có chứng nhận của cấp thẩm quyền (khai chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển);
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp (chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển);
– Bản sao các loại giấy tờ ưu tiên (nếu có);
– Bản sao giấy khai sinh, phiếu thực tập (hoặc bảng điểm có xác nhận thực tập), bản sao giấy chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân);
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Hai phong bì có dán tem và ghi địa chỉ cụ thể người nhận.
* Lưu ý: Tất cả giấy tờ, văn bằng mà viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có kèm theo bản dịch tiếng Việt (có công chứng) theo quy định.
Hội đồng xét tuyển không trả lại hồ sơ cho người đã nộp để dự tuyển.
2. Lệ phí xét tuyển:
– Người đăng ký dự tuyển nộp lệ phí theo Quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
– Mức phí tuyển dụng là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng)/một thí sinh/một lần xét tuyển (mức thu dưới 100 thí sinh).
– Địa điểm nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển:
+ Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Mỹ Hương, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
+ Địa chỉ: 452 đường Thống Nhất, phường Mỹ Hương, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
+ Điện thoại: 0259.3832811
3. Thời gian nộp hồ sơ:
Kể từ ngày ban hành thông báo và kết thúc sau 30 ngày (kể từ ngày 29/02/2024 đến hết ngày 29/3/2024)
4. Thời gian và địa điểm xét tuyển:
– Thời gian: Tùy theo tình hình thực tế và chương trình năm học, Trường THCS Lý Tự Trọng sẽ thống nhất thời gian thực hiện xét tuyển, đồng thời có thông báo cho các thí sinh đăng ký dự tuyển được biết vào thời gian tổ chức học nội quy, bốc thăm thực hành vòng 2 (dự kiến thực hiện trong tháng 4/2024).
– Địa điểm: Tất cả các hoạt động của Hội đồng xét tuyển được tổ chức, thực hiện tại địa điểm trường THCS Lý Tự Trọng.
Thông báo này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; được niêm yết tại trường THCS Lý Tự Trọng.
Những người đăng ký dự tuyển muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Trường THCS Lý Tự Trọng (theo thông tin trên).
Nguồn tin: phonggddtphanrang.ninhthuan.edu.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Ninh Thuận. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.
Mô tả công việc của Giáo viên
Giảng dạy và phát triển nội dung học tập
Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị và truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các bài giảng phù hợp với từng độ tuổi và trình độ học sinh. Họ cần thiết kế giáo án theo chương trình đã đề ra, đảm bảo nội dung bám sát mục tiêu học tập nhưng vẫn sáng tạo và thú vị. Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cũng là một phần không thể thiếu trong công việc này.
Quản lý và đánh giá học sinh
Giáo viên có trách nhiệm theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm cả việc quản lý thời gian học trên lớp và đánh giá bài tập, bài kiểm tra. Họ cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan để đảm bảo học sinh được nhận xét công bằng và phản hồi kịp thời về tiến bộ hoặc khó khăn. Việc quản lý lớp học, giữ gìn kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực, hòa đồng là một phần thiết yếu để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những vấn đề học tập hoặc hành vi của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, họ cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh và ban giám hiệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tư vấn và hỗ trợ phát triển cá nhân cho học sinh
Bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên còn là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển cá nhân và định hướng tương lai. Họ cần lắng nghe và tư vấn về các vấn đề học tập, tâm lý hoặc xã hội mà học sinh gặp phải. Giáo viên cũng góp phần xây dựng kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đồng thời, họ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển năng khiếu và tìm ra điểm mạnh của bản thân. Sự quan tâm và khích lệ đúng mức sẽ giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện về cả mặt học tập lẫn cuộc sống.
Giáo viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 117 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên
Mức lương bình quân của Giáo viên đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giảng viên: 15 - 30 triệu đồng/tháng
- Gia sư: 4 - 8 triệu đồng/tháng
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ tham gia vào quá trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên chính, thực hành các kỹ năng sư phạm và quản lý lớp học. Vị trí này cho phép bạn học hỏi từ thực tiễn, chuẩn bị cho những thách thức trong môi trường giáo dục. Bạn cũng sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động lớp học.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên thực tập là bước đầu quan trọng để bạn làm quen với nghề giáo và xây dựng nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
2. Giáo viên bộ môn
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm
Ở vị trí giáo viên bộ môn, bạn sẽ giảng dạy chuyên sâu một môn học cụ thể, thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Bạn cần theo dõi tiến độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra và bài tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học của mình.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên bộ môn mang đến nhiều cơ hội để bạn phát triển chuyên môn và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn khẳng định mình và đóng góp vào chất lượng giáo dục.
3. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 – 5 năm
Khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bạn cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và những vấn đề liên quan đến học sinh. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
4. Tổ trưởng bộ môn
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Ở vị trí tổ trưởng bộ môn, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm giáo viên trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy của môn học. Bạn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên môn, đánh giá và hỗ trợ các giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Xem thêm: