Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-SNV ngày 19/9/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024,
UBND huyện Kim Sơn thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 như sau:
1. Số lượng viên chức (người làm việc) cần tuyển: 25 chỉ tiêu, trong đó chia theo vị trí việc làm:
– 12 Giáo viên mầm non hạng III;
– 11 Giáo viên tiểu học hạng III (môn Văn hóa);
– 01 Giáo viên THCS hạng III (môn Toán);
– 01 viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Sơn.
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;
– Có lý lịch rõ ràng được UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận;
– Có bằng tốt nghiệp, bảng điểm đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
Trường hợp người dự tuyển có bằng tốt nghiệp do nước ngoài cấp thì phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; người dự tuyển có văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài thì phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm (theo bảng ban hành kèm theo Kế hoạch tuyển dụng)
4. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh (cai nghiện bắt buộc), đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
5. Thời gian, địa điểm phát hành và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển:
Từ ngày 23/9/2024 đến đến 17 giờ 00 ngày 22/10/2024, trong giờ hành chính (kể cả ngày Thứ Bảy và Chủ nhật) tại Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn.
Địa chỉ liên hệ để biết thêm thông tin: Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn – Số điện thoại: 0229.3.862.183.
6. Hình thức và nội dung tuyển dụng:
6.1. Hình thức tuyển dụng là xét tuyển theo phương thức:
– Tổ chức xét tuyển trước đối với các trường hợp tuyển dụng theo chính sách thu hút quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ.
– Tổ chức xét tuyển theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ đối với các chỉ tiêu còn lại sau khi xét tuyển theo chính sách thu hút.
6.2. Nội dung xét tuyển:
* Đối với trường hợp xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ được thực hiện như sau:
– Xét kết quả học tập và nghiên cứu (nếu có) của người dự tuyển theo các tiêu chuẩn quy định, nếu người dự tuyển đáp ứng đủ thì được tham dự vòng phỏng vấn.
– Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển trong thời gian từ ngày 01/11/2024 đến ngày 05/11/2024 tại Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn.
* Đối với trường hợp xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ được thực hiện theo 02 vòng như sau:
– Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
– Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
+ Hình thức thi: Viết (tự luận).
+ Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
6.3. Thời gian, địa điểm tổ chức xét tuyển: Hội đồng tuyển dụng sẽ thông báo sau. UBND huyện Kim Sơn trân trọng thông báo .
KẾ HOẠCH
Tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ (sau đây viết tắt là Nghị định số 140/2017/NĐ-CP); Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP); Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2023/NĐ-CP);
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Căn cứ Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 27/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
Căn cứ Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Ninh Bình;
Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt danh mục vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thành phố;
Căn cứ Thông báo số 11/TB-SNV ngày 19/01/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình về chỉ tiêu biên chế công chức, số lượng người làm việc (viên chức) và hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ năm 2024;
Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy tại Thông báo số 2773-TB/HU ngày 09/9/2024.
UBND huyện Kim Sơn ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Tuyển dụng, bổ sung vào đội ngũ viên chức những người có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đảm bảo tiêu chuẩn theo chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm cần tuyển dụng; đảm bảo đúng cơ cấu, chủng loại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu:
2.1. Việc tổ chức tuyển dụng viên chức phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước, phân cấp của UBND tỉnh; Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2.2. Việc tổ chức tuyển dụng viên chức đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định của pháp luật.
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
1. Tình hình sử dụng biên chế viên chức sự nghiệp năm 2024
1.1. Số lượng người làm việc (viên chức) được giao năm 2024: 2.375 biên chế, trong đó:
– Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: 2.337 biên chế, gồm:
+ Cấp học mầm non: 810 biên chế;
+ Cấp tiểu học: 801 biên chế;
+ Cấp THCS: 704 biên chế;
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên: 22 biên chế.
– Sự nghiệp y tế (Hội Chữ thập đỏ): 01 biên chế.
– Sự nghiệp Văn hoá – Thông tin – Thể thao (Trung tâm Văn hoá – Thể thao và Truyền thanh): 19 biên chế.
– Sự nghiệp khác (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp): 18 biên chế.
1.2. Tính đến thời điểm ngày 30/8/2024, số lượng người làm việc chưa sử dụng: 77 biên chế, cụ thể:
– Cấp mầm non: 46 biên chế;
– Cấp tiểu học: 13 biên chế;
– Cấp THCS: 16 biên chế;
– Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp: 01 biên chế;
– Trung tâm Văn hoá – Thể thao và Truyền thanh: 01 biên chế.
2. Vị trí việc làm, chỉ tiêu tuyển dụng
Tổng số vị trí việc làm cần tuyển dụng 04 vị trí với tổng số chỉ tiêu tuyển dụng 25 chỉ tiêu. Cụ thể:
– VTVL giáo viên mầm non hạng III: 12 chỉ tiêu;
– VTVL giáo viên tiểu học hạng III: 11 chỉ tiêu (Giáo viên dạy văn hóa);
– VTVL giáo viên THCS hạng III: 01 chỉ tiêu (Giáo viên dạy môn Toán);
– VTVL viên chức tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp: 01 chỉ tiêu.
* Vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng1: Không có.
(Có bảng chi tiết kèm theo)
III. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
1.1. Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
1.2. Từ đủ 18 tuổi trở lên;
1.3. Có Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;
1.4. Có lý lịch rõ ràng được UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;
1.5. Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận;
1.6. Có bằng tốt nghiệp, bảng điểm đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
Trường hợp người dự tuyển có bằng tốt nghiệp do nước ngoài cấp thì phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; người dự tuyển có văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài thì phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm
(Có bảng chi tiết kèm theo)
3. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức
3.1. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3.2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh (cai nghiện bắt buộc), đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
IV. TIẾP NHẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu) tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 2 Mục này và các tài liệu đi kèm Phiếu đăng ký dự tuyển như sau:
1.1. Bản phô tô các văn bằng, kết quả học tập, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (riêng đối tượng tham gia xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP phải nộp bản phô tô các văn bằng, chứng nhận thành tích đạt được theo quy định);
1.2. Chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có).
– Các đối tượng theo quy định tại điểm 5.1, điểm 5.2, điểm 5.3 khoản 5 Mục V Kế hoạch này phải có Giấy xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện kèm theo bản sao các giấy tờ có liên quan.
– Các đối tượng theo quy định tại điểm 5.4 khoản 5 Mục V phải có Giấy xác nhận của Liên đoàn lao động cấp huyện và bản sao giấy tờ có liên quan.
1.3. 02 ảnh cỡ 4×6 cm cùng loại ảnh chụp từ 06 tháng trở lại đây, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh;
1.4. 02 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận;
1.5. Số điện thoại liên hệ.
Ghi chú:
– Thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển tại 01 vị trí việc làm có ngành, chuyên ngành đúng với ngành, chuyên ngành thông báo tuyển dụng. Nếu người dự tuyển đăng ký ở hai vị trí việc làm trở lên hoặc trong Phiếu đăng ký dự tuyển khai không trung thực thì sẽ bị xoá tên trong danh sách dự tuyển hoặc huỷ bỏ kết quả tuyển dụng.
– Người đăng ký dự tuyển hiện đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước, sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp hoặc đang là cán bộ, công chức cấp xã phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý bằng văn bản cho phép đăng ký dự tuyển viên chức.
– Thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp chuyên môn phải có Giấy chứng nhận (xác nhận) tốt nghiệp hoặc Quyết định công nhận tốt nghiệp và trong thời hạn hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng (30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển) phải có bằng tốt nghiệp (bản chính). Hết thời hạn trên chưa có bằng tốt nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn hủy bỏ kết quả tuyển dụng.
2. Địa điểm tiếp nhận
Tại Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn.
Địa chỉ: Phòng 209, Tầng 2 – Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn (Xóm 9, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).
Số điện thoại: 0229.3.862.183.
V. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG; NỘI DUNG, CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Nguyên tắc, phương thức tuyển dụng
1.1. Nguyên tắc tuyển dụng
a) Chỉ tuyển dụng đủ số lượng viên chức theo nhu cầu tuyển dụng quy định tại khoản 2 Mục II Kế hoạch này.
b) Tuyển dụng đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
c) Người được tuyển dụng phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định và được bố trí đúng vị trí việc làm đăng ký tuyển dụng.
d) Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
1.2. Phương thức tuyển dụng
a) Tổ chức xét tuyển trước đối với những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP;
b) Tổ chức xét tuyển theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP đối với các chỉ tiêu còn lại sau khi xét tuyển theo chính sách thu hút.
Lưu ý:
Vị trí việc làm có đối tượng thu hút theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP trúng tuyển hết chỉ tiêu, thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm khác nếu có ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
2. Đối tượng xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP
2.1. Đối tượng tham dự xét tuyển
Đối tượng tham gia xét tuyển ngoài đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Mục III Kế hoạch này phải thuộc một trong các đối tượng sau:
2.1.1. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học) và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;
b) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;
c) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Ô-lim-pích thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
2.1.2. Người có trình độ thạc sĩ trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại ý a hoặc ý b hoặc ý c tiết 2.1.1 điểm 2.1. khoản 2 Mục V Kế hoạch này;
b) Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành đào tạo ở bậc đại học.
2.2. Nội dung, hình thức xét tuyển
Đối tượng xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP được thực hiện như sau:
2.2.1. Xét kết quả học tập và nghiên cứu (nếu có) của người dự tuyển theo các tiêu chuẩn quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục V Kế hoạch này, nếu người dự tuyển đáp ứng đủ thì được tham dự vòng phỏng vấn.
2.2.2. Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
a) Nội dung phỏng vấn: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
b) Thời gian phỏng vấn: 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi);
c) Thang điểm phỏng vấn: 100 điểm.
d) Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi phỏng vấn.
2.3. Xác định người trúng tuyển
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả điểm phỏng vấn đạt từ 50 điểm trở lên.
– Có số điểm phỏng vấn cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 5 Mục V Kế hoạch này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức này không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
Ghi chú: Những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp, xếp lương và các chế độ chính sách khác theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.
3. Đối tượng xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP
Sau khi có kết quả xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP căn cứ vào chỉ tiêu còn lại của Kế hoạch tiến hành xét tuyển viên chức và được thực hiện theo 02 vòng như sau:
3.1. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
3.2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Viết (tự luận).
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Riêng đối với tuyển dụng vị trí việc làm Giáo viên mầm non, Giáo viên tiểu học và Giáo viên trung học cơ sở, nội dung thi như sau:
+ Phần 1: Trình bày sự hiểu biết về ngành Giáo dục và Đào tạo (Hệ thống một số các Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đối với cấp học đăng ký dự tuyển): 30 điểm.
+ Phần 2: Thiết kế bài giảng theo phân phối chương trình sách giáo khoa hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương ứng cấp học, chức danh nghề nghiệp đăng ký dự tuyển: 50 điểm.
+ Phần 3: Xử lý tình huống sư phạm trong giờ giảng dạy tương ứng cấp học, chức danh nghề nghiệp đăng ký dự tuyển (Theo yêu cầu của đề bài): 20 điểm.
c) Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
d) Thang điểm: 100 điểm.
3.3. Xác định người trúng tuyển
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 5 Mục V Kế hoạch này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm.
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn quyết định người trúng tuyển.
c) Trường hợp người được tuyển dụng viên chức bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng do không đến ký hợp đồng làm việc và nhận việc trong thời hạn quy định thì Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn sẽ thông báo tới những người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề (theo thứ tự) so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc.
d) Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
4. Nội dung ôn tập: Có danh mục tài liệu kèm theo khi thí sinh nộp phiếu đăng ký dự tuyển.
5. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
5.1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
5.2. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
5.3. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
5.4. Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên như theo quy định trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
VI. HOÀN THIỆN HỒ SƠ TUYỂN DỤNG
Sau khi nhận được thông báo kết quả dự kiến trúng tuyển, người được dự kiến trúng tuyển phải đến Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng như sau:
1. Xuất trình bản chính các văn bằng, kết quả học tập, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) để đối chiếu.
2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Sơ yếu lý lịch theo mẫu được UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc cơ quan người dự tuyển đang công tác xác nhận.
4. Giấy khám sức khoẻ được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận.
5. Bản ghi quá trình đóng BHXH và bản phô tô (có chứng thực) các hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với các trường hợp người được tuyển dụng vào làm viên chức, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm, ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Trường hợp người dự kiến trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn sẽ ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì UBND huyện Kim Sơn thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Lưu ý:
– Đối với đối tượng trúng tuyển theo chính sách thu hút tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP: Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người trúng tuyển phải đến đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được UBND huyện Kim Sơn đồng ý gia hạn.
– Đối với đối tượng trúng tuyển theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP: Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người trúng tuyển phải đến đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được UBND huyện Kim Sơn đồng ý gia hạn.
Trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi UBND huyện Kim Sơn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận việc. Quá thời gian quy định mà người trúng tuyển không đến ký hợp đồng và nhận việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức đề nghị UBND huyện Kim Sơn huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
VII. THỜI GIAN VÀ CÁC BƯỚC TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG
Bước 1: Từ ngày 23/9/2024:
Thông báo Kế hoạch tuyển dụng 03 lần liên tiếp trên trên ba phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Bình và Đài Truyền thanh huyện Kim Sơn; đồng thời đăng tải trên Trang thông tin điện tử của huyện Kim Sơn (địa chỉ: https://kimson.ninhbinh.gov.vn/) và niêm yết công khai Kế hoạch tuyển dụng và chỉ tiêu đăng ký tuyển dụng tại Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn.
Bước 2: Từ ngày 23/9/2024 đến 17 giờ 00 phút ngày 22/10/2024:
Phát hành, thu nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, danh mục tài liệu ôn tập và giấy tờ có liên quan theo quy định trong giờ hành chính của các ngày trong tuần, kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
Bước 3: Từ ngày 23/10/2024:
– Thành lập Ban kiểm tra phiếu đăng ký dự tuyển;
– Tổng hợp, báo cáo kết quả việc đăng ký dự tuyển của thí sinh; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển để Hội đồng tuyển dụng xem xét, giải quyết.
– Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển tới thí sinh dự tuyển theo chính sách thu hút quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP (nếu có).
Bước 4: Ngày 01/11/2024 đến ngày 05/11/2024: Tổ chức phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP (nếu có)
Bước 5: Từ ngày 06/11/2024:
– Niêm yết công khai kết quả xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP tại Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn và trên Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn; đồng thời thông báo gửi kết quả xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo chính sách thu hút và đối chiếu hồ sơ người trúng tuyển (nếu có).
– Thông báo công khai chỉ tiêu tuyển dụng còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút tại Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn và Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn.
Bước 6: Từ ngày 18/11/2024:
– Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển (Vòng 1) đối với thí sinh dự tuyển theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự Vòng 2.
– Hội đồng tuyển dụng gửi thông báo bằng văn bản tới người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký (nếu có).
– Lập danh sách và thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển ở vòng 2, đồng thời đăng tải lên Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn và niêm yết công khai tại Trụ sở HĐND và UBND huyện.
Bước 7: Ngày 30/11/2024 (Thứ Bảy):
Tập trung thí sinh để quán triệt nội quy, quy chế tuyển dụng, phát thẻ dự thi, đối chiếu danh sách thí sinh dự thi; niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng, nội quy tuyển dụng.
Địa điểm: Do Hội đồng tuyển dụng viên chức sẽ thông báo cụ thể cho các thí sinh dự tuyển.
Bước 8: Ngày 01/12/2024 (Chủ Nhật): Tổ chức thi Vòng 2.
Địa điểm: Do Hội đồng tuyển dụng viên chức sẽ thông báo cụ thể cho các thí sinh dự tuyển.
Bước 9: Từ ngày 02/12/2024: Hội đồng tổ chức chấm thi, tổng hợp kết quả.
Bước 10: Ngày 05/12/2024: Công bố kết quả vòng 2, niêm yết công khai kết quả vòng 2 tại Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn; đồng thời đăng tải lên Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn.
Bước 11: Từ 7 giờ 30 phút ngày 06/12/2024 đến 17 giờ 00 phút ngày 20/12/2024:
Nhận đơn đề nghị phúc khảo kết quả vòng 2 tại Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn, trong giờ hành chính của các ngày, kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
Bước 12: Từ ngày 21/12/2024 đến ngày 24/12/2024: Tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo bài thi vòng 2 (nếu có).
Bước 13: Từ ngày 25/12/2024:
Hội đồng tuyển dụng viên chức báo cáo Chủ tịch UBND huyện xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.
Bước 14: Từ ngày 30/12/2024:
Hội đồng tuyển dụng viên chức niêm yết danh sách dự kiến trúng tuyển tại Trụ sở HĐND và UBND huyện Kim Sơn và Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Bước 15: Từ ngày 02/01/2025 đến ngày 08/02/2025 (trừ thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 27/01/2025 đến ngày 02/02/2025):
Kiểm tra, đối chiếu bản chính các văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy tờ ưu tiên của những thí sinh được Hội đồng công nhận kết quả dự kiến trúng tuyển; thu nhận các giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định tại Mục VI Kế hoạch này.
Bước 16: Hội đồng tuyển dụng viên chức báo cáo UBND huyện trình Sở Nội vụ tỉnh xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng.
Bước 17: Căn cứ kết quả phê duyệt tuyển dụng của Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định tuyển dụng và phân công công tác cho các thí sinh trúng tuyển.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển dụng
– Hội đồng tuyển dụng viên chức do Chủ tịch UBND huyện thành lập; Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
– Báo cáo Chủ tịch UBND huyện có văn bản đề nghị Sở Nội vụ tỉnh phê duyệt kết quả tuyển dụng theo đúng quy định.
2. Nhiệm vụ của Phòng Nội vụ
Tham mưu cho UBND huyện thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Lãnh đạo UBND huyện, Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
3. Nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị có liên quan
Phối hợp với Phòng Nội vụ tổ chức thực hiện Kế hoạch này, thực hiện các nội dung theo sự chỉ đạo của Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện.
VIII. MỨC THU LỆ PHÍ TUYỂN DỤNG
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: kimson.ninhbinh.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Ninh Bình. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên là gì?
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.
2. Những lý do nên chọn nghề giáo viên
Giữ tâm trong sáng
Nghề giáo được đánh giá là một trong những nghề nghiệp tạo ra cho bạn môi trường hướng thiện nhiều nhất. Người thầy được ví như những “kĩ sư tâm hồn”, là người truyền đạt không chỉ tri thức mà còn là cách sống và đạo lý làm người cho các học trò. Cái “tâm” của người thầy sáng mới có thể khiến học trò cúi mình nể trọng, coi như tấm gương sáng. Dù bên ngoài cổng trường là bao bon chen, vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, tâm hồn ngây thơ của học trò đích thực là nơi khiến những người thầy sự bình yên để sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Nhận được sự yêu thương và nể trọng từ học trò
Một người thầy tốt sẽ luôn nhận được tấm lòng biết ơn của các thế hệ học trò và sự tôn trọng của xã hội. Những người thầy cô giáo, cần biết cách quan tâm đến mỗi học sinh của mình, tìm hiểu tâm tư của các em như một người bạn lớn. Làm nghề giáo, bạn sẽ có thể đón nhận những niềm vui bất ngờ, giản dị mà cảm động như một cuộc gọi điện hỏi thăm của một học trò cũ. Trao đi và nhận lại, cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tình yêu thương, dù bạn ở tuổi nào hay đang ở đâu.
Người thầy là người có ảnh hưởng lớn đến thể hệ trẻ
Là một nhà giáo, bạn có thể truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Người giáo viên chính là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Chính vì thế, để hỏi người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.
Dạy học là công việc rất có ý nghĩa
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui cho bản thân thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Với tư cách một người giáo viên, bạn còn có thể giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế hệ người lao động cho tương lai.
Hạnh phúc của người thầy là sự thành công của học trò
Nghề giáo sáng tạo nên những sản phẩm đặc biệt, đó là sự hiểu biết, lớn lên và thành công của con người. Người giáo viên không lấy tiền bạc mà lấy học trò là niềm hạnh phúc, sự tự hào của mình. Như người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông, người thầy giáo cũng dìu dắt bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức, lấy niềm vui cuối mỗi chuyến đò làm động lực cho mình.
3. Giáo viên là công chức hay viên chức?
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Từ đó, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ. Quy định về giáo viên thì theo Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.
4. Lương của giáo viên tính thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).
Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Ngoài ra, nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập về việc bãi bỏ một số khoản thu nhập của công chức, viên chức như sau:
- Khoản 1: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Khoản 2: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).
- Khoản 3: Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
- Khoản 4: Bên cạnh đó sẽ bãi bỏ khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
Theo đó, giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới như trên cũng như sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
5. Mô tả công việc của Giáo viên
Giảng dạy và phát triển nội dung học tập
Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị và truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các bài giảng phù hợp với từng độ tuổi và trình độ học sinh. Họ cần thiết kế giáo án theo chương trình đã đề ra, đảm bảo nội dung bám sát mục tiêu học tập nhưng vẫn sáng tạo và thú vị. Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cũng là một phần không thể thiếu trong công việc này.
Quản lý và đánh giá học sinh
Giáo viên có trách nhiệm theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm cả việc quản lý thời gian học trên lớp và đánh giá bài tập, bài kiểm tra. Họ cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan để đảm bảo học sinh được nhận xét công bằng và phản hồi kịp thời về tiến bộ hoặc khó khăn. Việc quản lý lớp học, giữ gìn kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực, hòa đồng là một phần thiết yếu để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những vấn đề học tập hoặc hành vi của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, họ cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh và ban giám hiệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tư vấn và hỗ trợ phát triển cá nhân cho học sinh
Bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên còn là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển cá nhân và định hướng tương lai. Họ cần lắng nghe và tư vấn về các vấn đề học tập, tâm lý hoặc xã hội mà học sinh gặp phải. Giáo viên cũng góp phần xây dựng kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đồng thời, họ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển năng khiếu và tìm ra điểm mạnh của bản thân. Sự quan tâm và khích lệ đúng mức sẽ giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện về cả mặt học tập lẫn cuộc sống.
6. Những khó khăn thường gặp của nghề giáo viên
Áp lực xã hội
Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và công nghệ thì việc giảng dạy học sinh của thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn của nghề giáo viên. Mọi lỗi sai, hay các phát biểu, ý kiến không đúng chuẩn mực đều có thể được phát tán lên trên các trang mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống của giáo viên. Do đó, có thể nói nghề giáo viên hiện nay đang chịu áp lực xã hội rất lớn, thầy cô giáo vô tình rơi vào cái hố sợ làm sai và chưa cống hiến hết sức mình cho công việc.
Soạn giáo án vất vả
Có thể nói đây là khó khăn của nghề giáo viên từ trước tới nay vẫn còn tồn tại. Bên cạnh các khó khăn về mặt tinh thần, thì nghề nhà giáo còn có khó khăn trong việc soạn giáo án và các bài giảng trước khi lên lớp. Để có thể giúp cho học sinh nắm bài nhanh và sâu thì các thầy cô thường chuẩn bị giáo án thật kỹ tối hôm trước để bài giảng được tốt nhất. Thông thường, công việc này thường được các thầy cô thực hiện sau giờ dạy. Do đó, có thể nói đây là một trong những nhược điểm, khó khăn của nghề giáo viên.
Trách nhiệm dạy học cao
Như đã phân tích ở trên, nghề nhà giáo là nghề giúp mang lại con chữ, con số và các kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì vậy, thầy cô giáo luôn mang trên vai mình trọng trách của một người lái đò đầy trách nhiệm. Để làm sao có thể giúp các học sinh đều học những kiến thức sách vở hữu ích, bên cạnh cách học về đạo đức và làm người sâu sắc, trở thành người có ích cho xã hội.
Khắt khe về chuẩn mực
Nhắc đến những thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên thì không thể không nhắc tới khó khăn về mặt chuẩn mực của người làm nghề giáo. Mọi người luôn quá khắt khe về chuẩn mực đặt ra đối với nghề giáo. Các chuẩn mực có thể được kể đến ở đây như: cách ăn mặc, đi đứng, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tình cảm,…
Công tác xa nhà
Đối với các thầy cô giáo mầm non thì thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên mầm non còn là vấn đề công tác xa nhà. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế nghèo và kém phát triển. Thầy cô giáo ở đây đa số đều phải công tác xa nhà, để có thể mang lại từng con chữ cho các em học sinh nhỏ xa xôi, vượt khó học tập. Bên cạnh đó, còn khó khăn rất nhiều trong việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Điều này càng làm cho việc dạy học trở nên khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
Giáo viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 117 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên
Mức lương bình quân của Giáo viên đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giảng viên: 15 - 30 triệu đồng/tháng
- Gia sư: 4 - 8 triệu đồng/tháng
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ tham gia vào quá trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên chính, thực hành các kỹ năng sư phạm và quản lý lớp học. Vị trí này cho phép bạn học hỏi từ thực tiễn, chuẩn bị cho những thách thức trong môi trường giáo dục. Bạn cũng sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động lớp học.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên thực tập là bước đầu quan trọng để bạn làm quen với nghề giáo và xây dựng nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
2. Giáo viên bộ môn
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm
Ở vị trí giáo viên bộ môn, bạn sẽ giảng dạy chuyên sâu một môn học cụ thể, thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Bạn cần theo dõi tiến độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra và bài tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học của mình.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên bộ môn mang đến nhiều cơ hội để bạn phát triển chuyên môn và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn khẳng định mình và đóng góp vào chất lượng giáo dục.
3. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 – 5 năm
Khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bạn cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và những vấn đề liên quan đến học sinh. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
4. Tổ trưởng bộ môn
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Ở vị trí tổ trưởng bộ môn, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm giáo viên trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy của môn học. Bạn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên môn, đánh giá và hỗ trợ các giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Xem thêm: