Mô tả công việc
- Nhân viên pháp chế thực hiện soạn thảo các hợp đồng mẫu hoặc các hợp đồng khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Rà soát, kiểm tra tính pháp lý hợp đồng phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ, công văn, văn bản, biểu mẫu, tài liệu
- Nhân viên pháp chế thực hiện các hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt địa điểm kinh doanh và các thủ tục pháp lý có liên quan khác;
- Soạn các công văn, văn bản gửi các Sở, ban, ngành;
- Soạn thảo văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi có yêu cầu hoặc phát sinh tùy thời điểm;
- Soạn các hồ sơ pháp lý khác khi có phát sinh hoặc theo chỉ đạo trực tiếp từ ban lãnh đạo doanh nghiệp.
3. Tư vấn pháp lý
- Cung cấp các ý kiến pháp lý đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Cảnh báo các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
4. Nghiên cứu những quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty
- Nhân viên pháp chế phải thường xuyên nghiên cứu các thông tư, nghị định, luật,...để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật, nắm bắt được những ưu đãi, chính sách cho doanh nghiệp.
5. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp
- Nhân viên pháp chế phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp như tham gia hòa giải, tham gia tố tụng tại tòa án, đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
6. Tham gia và soạn thảo biên bản họp của doanh nghiệp
- Tham gia các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng, họp theo sự vụ của Ban Lãnh đạo và các Bộ phận liên quan.
- Tổng hợp ý kiến chỉ đạo, dự thảo biên bản họp nhằm ghi nhận các ý kiến chỉ đạo này làm căn cứ cho các BP thực hiện.
7. Các nhiệm vụ khác
- Thực hiện các yêu cầu khác của Lãnh đạo
- Báo cáo công việc định kỳ theo yêu cầu của Lãnh đạo Phòng.
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp đại học trở lên.
- Chuyên ngành: Luật hoặc các chuyên ngành liên quan
2. Yêu cầu khác:
- Kinh nghiệm : có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế hoặc tương đương.
- Có trách nhiệm với công việc, trung thực, năng động.
- Tác phong chuyên nghiệp.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Quyền lợi được hưởng
- Các chế độ theo quy định của Nhà nước: đầy đủ
- Các chế độ theo quy định của Công ty: trao đổi qua buổi phỏng vấn.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB được thành lập từ năm 1995 theo Giấy phép số 00057/NH–CP ngày 18/09/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới tên gọi Ngân hàng Sông Kiên. Sau đó, từ một ngân hàng nông thôn, NCB đã chuyển đổi quy mô thành ngân hàng đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt– Navibank. Đến năm 2014, NCB chính thức được đổi tên thành NH TMCP Quốc Dân – NCB. Trải qua 28 năm hoạt động, NCB đã từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn, tiếp nhận vốn, ủy thác, vay vốn, cho vay, chiết khấu các thương phiếu, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ như BHYT, BHXH, ….
Các hoạt động ngoại khóa
- Teambuilding,
- Các buổi giao lưu học hỏi
- Các trò chơi giải trí
Lịch sử thành lập
- Được thành lập vào năm 1995
Mission
-
Sau 28 năm hoạt động, sự phát triển Ngân hàng với nhịp độ tăng trưởng ổn định, an toàn đã giúp NCB có được niềm tin của nhà đầu tư, khách hàng và đối tác.