697 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Four Points by Sheraton Ha Giang
Assistant Financial Controller
Four Points by Sheraton Ha Giang
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 17 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
2000 - 3000 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Trên 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Galaxy Entertainment and Education
Financial Controller
Galaxy Entertainment and Education
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 10 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
25 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 8 ngày trước
Thỏa thuận
Thái Bình
Đăng 9 ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Ninh, Bắc Giang
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận, Lâm Đồng
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Lâm Đồng, Bình Thuận
Đăng 16 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Phước, Phú Yên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận, Lâm Đồng
Đăng 30+ ngày trước
18 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 10 ngày trước
Intel Corporation Việt Nam
Vietnam Trade Analyst
Intel Việt Nam
4.4
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 13 ngày trước
50 - 80 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 2 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Phúc Thành An
Giám đốc Tài Chính
Công Ty Cổ Phần Phúc Thành An
35 - 45 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 4 ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VĨNH TÂN
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
VẬT LIỆU VĨNH TÂN
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 10 ngày trước
40 - 70 triệu
Hà Nội
Đăng 18 ngày trước
Tới 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 21 ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN THẺ DU LỊCH CRYSTAL BAY
Yield Executive ( Based in Da Nang)
Thẻ Du Lịch Crystal Bay
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 22 ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Bình
Đăng 22 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Sơn La
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 29 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas
Pricing Actuary Manager
MB Ageas Life
1.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Công Ty TNHH JAC Recruitment Vietnam
Investment Banking Director
JAC Recruitment Vietnam
3.1
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 25 ngày trước
Trên 60 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Bình
Đăng 30+ ngày trước
50 - 60 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Huế, Thừa Thiên - Huế
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
1000 - 2000 USD
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
13 - 18 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 1 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 8 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 16 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 18 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 22 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 23 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 25 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
Kasikornbank Public Company Limited
Integrated Risk Management _ Team Manager
Kasikornbank Public Company Limited
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 28 ngày trước
20 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Chuyên viên cao cấp Quản lý Rủi ro Thẻ
Ngân hàng Tiên Phong - TPBANK
3.6
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30 ngày trước
The Deutsche Gesellschaft Für Internationale Zusammenarbeit (Giz)
Programme Officer on Climate and Disaster Risk Management - Hết hạn
Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GmbH)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 19 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Levinci
Risk and Underwriting Support - Hết hạn
Công ty TNHH Levinci
1.9
800 - 1300 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
30 - 50 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Trên 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Trên 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Bidiphar)
Phó phòng Quản lý rủi ro và Kiểm soát nội bộ - Hết hạn
Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định
Thỏa thuận
Bình Định
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
[HO HN] Chuyên Viên Cao Cấp IFRS - Khối Tài Chính Kế Toán
ABBANK 2.6★
5 đánh giá 726 việc làm 3 lượt xem
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 17/09/2024
Hạn nộp hồ sơ: 10/10/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 4 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Phụ cấp
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

1. Xây dựng, quản lý và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ:

a) Con người

  • Quản lý nguồn lực được giao để thực hiện các nhiệm vụ của chức năng IFRS một cách hiệu quả, bền vững
  • Hướng dẫn nhân viên cấp dưới về các thay đổi trong IFRS và cách áp dụng chúng.
  • Giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan để hoàn thành được các mục tiêu được giao

b) Quy trình

1. Thực hiện các nhiệm vụ về cập nhật và áp dụng IFRS

  • Theo dõi, cập nhật và triển khai các chuẩn mực IFRS mới nhất vào quy trình báo cáo tài chính của ngân hàng
  • Đảm bảo rằng các báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu của IFRS, bao gồm cả việc điều chỉnh các báo cáo cũ cho phù hợp với các thay đổi mới.
  • Phân tích các tác động của IFRS đến hoạt động kinh doanh và tài chính của ngân hàng.

2. Thực hiện chuẩn bị báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS

  • Tham gia vào quá trình lập báo cáo tài chính theo IFRS, bao gồm việc xác định các yêu cầu cụ thể đối với các khoản mục như dự phòng tổn thất, định giá tài sản tài chính, và các khoản nợ phải trả.
  • Đảm bảo rằng các báo cáo tài chính minh bạch, đầy đủ và chính xác theo các chuẩn mực IFRS.

3. Hỗ trợ kiểm toán

  • Làm việc chặt chẽ với các công ty kiểm toán để cung cấp thông tin và giải trình liên quan đến việc áp dụng IFRS trong báo cáo tài chính.
  • Hỗ trợ quá trình kiểm toán IFRS, bao gồm việc cung cấp dữ liệu và giải thích các báo cáo.

4. Hỗ trợ kiểm tra và giám sát tuân thủ

  • Thực hiện kiểm tra nội bộ để đảm bảo rằng các quy trình và báo cáo tài chính của ngân hàng tuân thủ đúng IFRS.
  • Nhận diện các rủi ro liên quan đến việc áp dụng IFRS và đề xuất các biện pháp khắc phục.

c) Dữ liệu

  • Dữ liệu chính xác, toàn vẹn: xác định các nhu cầu về dữ liệu và tính sẵn sàng, kế hoạch đóng GAP dữ liệu để đảm bảo phục vụ việc áp dụng IFRS
  • Quản lý Thông tin: Đảm bảo rằng thông tin của IFRS được quản lý một cách an toàn và chính xác, và dễ dàng truy cập khi cần.

d) Hệ thống

  • Hỗ trợ triển khai việc sử dụng các phần mềm và công cụ công nghệ để hỗ trợ việc triển khai áp dụng các chuẩn mực IFRS theo nhu cầu từng thời kỳ

2. Học tập và phát triển:

  • Định hướng và đảm bảo kiện toàn các năng lực cốt lõi của mảng Quản trị chiến lược
  • Tham gia vào việc đào tạo, phát triển năng lực các các đơn vị trên toàn hệ thống

3. Các công việc khác:

  • Thực hiện và chịu trách nhiệm chất lượng dịch vụ cung cấp theo quy định SLA của ABBANK.
  • Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của các cơ quản quản lý Nhà nước, HĐQT, TGĐ và của GĐ Khối.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐ Khối.
  • Nhận ủy quyền của GĐ Khối khi được yêu cầu để ra quyết định về các nội dung liên quan tới chức năng Quản trị chiến lược trong thẩm quyền của GĐ Khối

Yêu Cầu Công Việc

1. Bằng cấp, Kinh nghiệm:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Ít nhất 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, và ít nhất 2 năm kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực IFRS
  • Đã từng xây dựng và triển khai thành công dự án IFRS 9 ở các ngân hàng thương mại cổ phần là một điểm cộng

2. Phù hợp với văn hóa của ngân hảng.

3. Phẩm chất cá nhân:

  • Là người chính trực, khiêm tốn
  • Là người kiểm soát cảm xúc cá nhân và giữ thái độ chuyên nghiệp trong công việc
  • Là một người dám làm điều mới mẻ, tư duy đổi mới và tinh thần thích ứng với những thay đổi liên tục
  • Có khả năng học hỏi và tự học

QUYỀN LỢI ỨNG VIÊN

1. Lương và phúc lợi hấp dẫn:

  • Mức lương cạnh tranh, phản ánh trực tiếp kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên (chi tiết sẽ được thảo luận trong buổi phỏng vấn)
  • 13 ngày nghỉ phép linh hoạt, bao gồm ngày sinh nhật và các dịp quan trọng khác
  • Bảo hiểm đầy đủ theo luật lao động, cùng với ABBANK CARE - chương trình phúc lợi bổ sung đặc biệt dành cho ABBankers
  • Lãi suất vay ưu đãi - Quyền lợi đặc biệt dành cho nhân viên ABBANK

2. Cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn:

  • Gia nhập các dự án chuyển đổi quy mô lớn, cộng tác cùng các chuyên gia hàng đầu để áp dụng công nghệ mới nhất trong ngành ngân hàng
  • Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, được tạo điều kiện cho cả sự phát triển kỹ thuật và quản lý
  • Hỗ trợ đào tạo và chứng chỉ trong lĩnh vực ngân hàng/tài chính

3. Môi trường làm việc năng động:

  • Mô hình làm việc linh hoạt, trẻ trung, khuyến khích đổi mới và sáng tạo
  • Văn phòng được trang bị hiện đại, kèm theo các thiết bị tiên tiến nhất dành cho nhân viên
  • Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa (team building, hội thảo, và các sự kiện văn nghệ), tạo điều kiện cho nhân viên gắn kết và phát triển

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
Tầng 1, 2, 3 Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu

Được thành lập từ năm 1993, cho đến nay Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã và đang đóng góp cho thị trường tài chính Việt Nam một thương hiệu Ngân hàng bán lẻ thân thiện, uy tín và hiệu quả.

Cùng với sự phát triển uy tín thương hiệu, chất lượng môi trường làm việc tại ABBANK cũng liên tục được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đánh giá cao những năm gần đây: Năm 2021, ABBANK lọt vào danh sách 25 Thương hiệu Tài chính dẫn đầu tại Việt Nam theo công bố của Tạp chí Tài chính Forbes Việt Nam với giá trị thương hiệu ước đạt 39,4 triệu USD; ABBANK là 1 trong 10 ngân hàng ngoài quốc doanh có Chỉ số thương hiệu tốt nhất và Top 13 Ngân hàng có chỉ số thương hiệu tốt nhất (Theo báo cáo xếp hạng của Mibrand năm 2021); ABBANK cũng được tạp chí HR Asia chứng nhận là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Châu Á kể từ năm 2020.

Ở cột mốc 30 năm thành lập, ABBANK sở hữu một nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; đội ngũ nhân sự tâm huyết và am hiểu nghiệp vụ, cùng với đó là hệ thống sản phẩm dịch vụ giải pháp tài chính tiện ích, hiệu quả và linh hoạt với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc nhằm phục vụ phương châm “Khách hàng là trọng tâm”.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng chế độ Bảo hiểm theo luật lao động
  • Chương trình ABBANK CARE (chế độ đãi ngộ, phúc lợi bổ sung dành cho toàn thể cán bộ nhân viên ABBANK).

Các hoạt động ngoại khóa

  • Team Building
  • Các chương trình hội thao văn nghệ 

Lịch sử thành lập

  • Năm 1993, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB
  • Năm 2004, Nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị có vốn điều lệ 70,04 tỷ đồng
  • Năm 2005, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK
  • Năm 2006, ABBANK đã phát hành công trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deutsche Bank và quỹ đầu tư Vinacapital
  • Năm 2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank; trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET; tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng
  • Năm 2008, ABBANK phát triển và trưởng thành, đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng từ năm 2008 đến nay. Cùng thời điểm đó, ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia; ABBANK được trao giải "Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007" do Wachoviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng

Mission

Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu khách hàng, tôn chỉ hoạt động của ABBANK chính là:

  • Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt.
  • Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông.
  • Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng.
  • Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.

Review ABBANK

2.6
5 review

10/10/2024
Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng Cá Nhân tại Hà Nội

Môi trường làm việc tốt, học tập được nhiều kinh nghiệm

10/10/2024
Giao dịch viên ngân hàng tại Hà Nội

Môi trường làm việc ổn, lương không cao

09/10/2024
Nhân viên tại Hà Nội

Chế độ lương thấp, thiếu chuyên nghiệp

Công việc của Nhân viên tài chính là gì?

1. Nhân viên tài chính là gì?

Nhân viên tài chính (Financial Officer) thường được hiểu là các cá nhân làm việc trong công ty tài chính. Người liên quan trực tiếp đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng. Nhân viên tài chính là những người hỗ trợ công ty những công việc thuộc lĩnh vực tài chính. Các Nhân viên tài chính không chỉ làm việc tại các công ty tài chính mà có thể làm việc tại các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, công ty chứng khoán,… Vai trò của họ là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp này. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Chuyên viên hoạch định tài chính, Nhân viên kế hoạch và phân tích tài chính, Nhân viên phân tích tài chính,...

2. Lương Nhân viên tài chính có cao không?

Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân viên tài chính, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên tài chính. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên tài chính theo số năm kinh nghiệm cũng khá cao

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

Dưới 1 năm

Thực tập sinh tài chính

2.400.000 – 4.600.000 đồng/tháng

1 – 3 năm

Nhân viên tài chính

6.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng

3 – 5 năm

Chuyên viên tài chính 

12.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng

5 – 7 năm

Trưởng phòng tài chính 

18.000.000 – 35.000.000 đồng/tháng

Học văn bằng 2 ngành tài chính ngân hàng ở đâu uy tín giá rẻ - THÔNG TIN  TUYỂN SINH CITC

3. Mô tả công việc của nhân viên tài chính ở các vị trí phổ biến

Nhân viên tài chính ngân hàng

  • Thực hiện tìm hiểu và kiểm tra tính chính xác liên quan đến thông tin, tình hình tài chính của khách hàng, doanh nghiệp.
  • Lên các bản kế hoạch, chiến lược liên quan đến việc sử dụng tài chính hiệu quả. Những bản kế hoạch này cần dựa vào những mục tiêu chung mà doanh nghiệp muốn hướng tới, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
  • Thực hiện tính toán, hạch toán những khoản chi phí liên quan, các khoản rủi ro có thể gặp khi doanh nghiệp thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào.
  • Đảm bảo cho các hoạt động tiền tệ, tài chính của doanh nghiệp luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
  • Lên các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn vốn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp đối với ngành ngân hàng, tài chính

Nhân viên phân tích tài chính

  • Thiết lập, thẩm định các thông tin liên quan đến tài chính đối với các dự án của doanh nghiệp.
  • Thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến việc phân tích và đánh giá tài chính. Những thông tin này có thể bao gồm các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, xu hướng phát triển và giải pháp khắc phục khó khăn tài chính của doanh nghiệp.
  • Tiến hành lên kế hoạch và đưa ra các phương án huy động vốn cũng như tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng quy trình quản lý nguồn tài chính cho doanh nghiệp một cách hợp lý và chặt chẽ.

Nhân viên tài chính dự án

  • Lập hồ sơ huy động vốn kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu phát triển các dự án:
  • Lập mô hình tài chính và báo cáo thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư; Lập hồ sơ giải ngân vốn/huy động theo phương án được phê duyệt
  • Thực hiện việc thu thập hồ sơ cung cấp cho các tổ chức tài chính tiến hành huy động vốn
  • Thực hiện Huy động vốn từ các đối tác bên ngoài: ngân hàng, công ty định giá, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính phi ngân hàng…
  • Rà soát các văn kiện tín dụng, văn kiện thế chấp liên quan đến tài sản thế chấp.
  • Hỗ trợ bộ phận liên quan các công tác sau giải ngân

4. Nhân viên tài chính cần học những gì?

Để có thể ứng tuyển vị trí nhân viên tài chính doanh nghiệp, ứng viên phải tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên ở các chuyên ngành như Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh hay một số ngành liên quan khác. Đây là điều kiện tiên quyết bởi bạn cần phải có vốn kiến thức chuyên sâu về tài chính thì mới có thể thực hiện tốt công việc này.  Thực tập sinh Phân tích tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các loại dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhân viên tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm giao dịch viên ngân hàng thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.

5. Khó khăn của công việc Nhân viên tài chính

Công nghiệp mang tính chu kỳ

Một trong những nhược điểm chính của việc làm nhà phân tích tài chính là có thể có sự đảm bảo công việc kém vì ngành này có tính chu kỳ. Các công ty môi giới và ngân hàng thường tuyển dụng rầm rộ khi nền kinh tế hoạt động tốt nhưng lại sa thải một tỷ lệ đáng kể nhân viên trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Mặc dù một số bộ phận tài chính không bị ảnh hưởng bởi việc sa thải, nhưng rất ít công việc trong ngành dịch vụ tài chính được đảm bảo khi xảy ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đây có thể là một rào cản khó vượt qua khi cân nhắc gia nhập ngành tài chính.

Chịu nhiều căng thẳng

Như đã đề cập, trở thành nhà phân tích tài chính có thể là một tình huống căng thẳng cao độ và bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng sau khi phân tích một bộ thông tin cụ thể. Có thời hạn, hạn ngạch chặt chẽ và áp lực rất lớn. Nhiều người tham gia vào lĩnh vực này và cảm thấy khó thích nghi với cách làm việc và lối sống này. Tuy nhiên, nếu bạn có thể vượt qua sự điều chỉnh ban đầu này và có thể theo kịp yêu cầu của nghề nghiệp này, thì đó có thể là một công việc cực kỳ sinh lợi và bổ ích. Không giống như các nghề nghiệp lấy tiền làm trung tâm khác, các nhà phân tích tài chính xử lý nền kinh tế toàn cầu và địa phương, thị trường chứng khoán và các lĩnh vực biến động lớn khác.

Áp lực KPI

Các nhân viên tài chính liên tục được yêu cầu phải đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu của công ty theo một thời hạn nhất định, điều này dẫn đến mức độ căng thẳng cao. Một phần của việc này là luôn tìm kiếm khách hàng mới, vì vậy việc kết hợp mạng lưới với các trách nhiệm công việc hàng ngày của bạn có thể là một thách thức. Do đó, phần lớn nguồn lực tài chính và vật chất của bạn sẽ được dành cho việc xây dựng và duy trì cơ sở khách hàng.

Không dành cho người không thích những con số

Tất cả các quyết định mà nhà phân tích tài chính đưa ra đều dựa trên việc phân tích các con số. Vì vậy, nếu bạn ghét làm toán cơ bản và thấy làm việc với những con số thật nhàm chán thì đây sẽ là lựa chọn nghề nghiệp cuối cùng của bạn. Các nhà phân tích tài chính làm việc với các con số cả ngày trên bảng tính, vé và các chương trình phần mềm độc quyền khác để đưa ra các quyết định quan trọng có tác động trực tiếp đến tiền bạc của tổ chức hoặc cá nhân.

Tính phức tạp và cẩn thận 

Lĩnh vực Tài chính ngân hàng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong việc phân tích số liệu, dữ liệu và thông tin tài chính. Những quyết định sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và khách hàng.

Sự biến động của thị trường 

Ngành Tài chính ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế và biến động thị trường. Thay đổi kinh tế, chính sách tài chính và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có thể tác động đáng kể đến hoạt động của ngành này.

>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên tài chính đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên tài chính lương cao

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng tài chính mới cập nhật

Nhân viên tài chính có mức lương bao nhiêu?

117 - 156 triệu /năm
Tổng lương
108 - 144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
9 - 12 triệu
/năm

Lương bổ sung

117 - 156 triệu

/năm
117 M
156 M
65 M 455 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân viên tài chính

Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh tài chính
130 - 156 triệu/năm
Nhân viên tài chính
117 - 156 triệu/năm
Trợ lý tài chính
117 - 195 triệu/năm
Phó Phòng Tài Chính
325 - 390 triệu/năm
Trưởng phòng tài chính
455 - 689 triệu/năm
Nhân viên tài chính

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
21%
2 - 4
50%
5 - 7
29%
8+
10%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên tài chính?

Mô tả công việc của Nhân viên tài chính 

Dựa trên quy mô của một công ty, các nhiệm vụ của Nhân viên tài chính của công ty đó khác nhau:

Kế toán tổng hợp

Nhân viên tài chính là người chịu trách nhiệm hạch toán các hình thức doanh thu và chi phí khác nhau cho một doanh nghiệp. Các thông tin về tài chính phải đảm bảo tính nhất quán, công khai và họ cũng có trách nhiệm giải trình để tất cả các bên quan tâm có thể hiểu được. Dựa vào đó, lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính tốt nhất. Công việc “kế toán” mà Nhân viên tài chính đảm nhận thường bao gồm: xử lý séc, quản lý các khoản phải trả và phải thu, xác nhận ngân hàng.

Lập và phân tích ngân sách

Nhân viên tài chính cần lập kế hoạch, phân tích ngân sách và đưa ra những lời tư vấn hữu ích để giúp các nhà quản lý hình thành một kế hoạch và lộ trình cho tương lai. Việc lập ngân sách tài chính chính xác sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cắt giảm chi phí, tăng giá, giảm sản phẩm cụ thể. Nhờ đó đảm bảo tài chính và quản lý vốn lưu động tốt hơn. Trong doanh nghiệp thiên về đầu tư tài chính, nhân viên tài chính còn giúp khách hàng lập kế hoạch tài chính cho tương lai bằng cách đưa ra các giải pháp đầu tư, đánh giá rủi ro và tư vấn về chiến lược đầu tư.

Quản lý dòng tiền

Nhân viên tài chính cũng có nhiệm vụ quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đưa ra kế hoạch chi tiêu, quản lý ngân sách, định hướng đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Mục đích của việc quản lý dòng tiền là đảm bảo doanh nghiệp có đủ tài chính để chi trả các khoản nợ, các chi phí hoạt động và đầu tư vào các dự án mới. Nhân viên tài chính cũng cần đưa ra các dự đoán về dòng tiền trong tương lai để giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư và kế hoạch tài chính hiệu quả.

Phân tích tài chính

Phân tích tài chính là một trong những công việc quan trọng của Nhân viên tài chính. Việc phân tích tài chính giúp họ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính như: lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nợ phải trả,… Từ những kết quả có được, họ sẽ giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định hoặc chiến lược về đầu tư, quản lý dòng tiền và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.

Kiểm toán và Quản lý rủi ro

Dù không phải là nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp nhưng Nhân viên tài chính phải thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính và đảm bảo rằng chúng đầy đủ, chính xác, và tuân thủ các quy định kế toán và tài chính. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Nhân viên tài chính cũng phải xác định rủi ro rủi ro liên quan đến đầu tư, vay tiền và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.

Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tài chính 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Nhân viên tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
  • Kiến thức chuyên môn: Nhân viên tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Yêu cầu về kỹ năng 

  • Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Nhân viên tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối với một Nhân viên tài chính, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính. 
  • Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Nhân viên tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Nhân viên tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất. 

Các yêu cầu khác

  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 1 năm trở lên
  • Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác

Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên tài chính 

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh tài chính 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
2 - 4 năm Nhân viên tài chính 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Phó phòng tài chính 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
7 - 8 năm Trưởng phòng tài chính 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Giám đốc tài chính 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Nhân viên tài chính và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh tài chính

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty. 

>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.

2. Nhân viên tài chính

Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm

Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.

>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

3. Phó phòng tài chính

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.

>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.

4. Trưởng phòng tài chính

Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm

Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.

>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chính là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tài chính với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng. 

5. Giám đốc tài chính

Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.

>> Đánh giá: Việc làm Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm. 

5 bước giúp Nhân viên tài chính thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Nhân viên tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Nhân viên tài chính. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc. 

Nhân viên tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên tài chính. 

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc của Nhân viên tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.

Kỹ năng lắng nghe

Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Nhân viên tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Tìm việc theo nghề nghiệp