Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
Quản lý Ẩm thực chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của nhà hàng, quầy bar, tiệc tại Press Club, nhằm mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, đồng thời đào tạo đội ngũ nhân viên và vận hành theo ngân sách đã đề ra.
1. Vận hành (70%):
- Giám sát hoạt động của khối Ẩm thực, kiểm tra kỹ các hoạt động hàng ngày và thông báo sửa đổi (nếu có) cho các bộ phận liên quan;
- Hợp tác với Bếp trưởng Điều hành trong việc lên thực đơn, danh sách đồ uống và rượu vang, đồng thời thống nhất về giá bán, hướng đến mục tiêu lợi nhuận;
- Phối hợp chặt chẽ với Bếp trưởng và tất cả nhân viên bếp. Cung cấp thông tin hàng ngày để đảm bảo bếp vận hành nhất quán với nhà hàng;
- Lưu giữ thông tin về các sự kiện đặc biệt, thống kê khách, số lượng bàn và kết quả kinh doanh hàng ngày;
- Triển khai các chính sách và quy trình cho bộ phận Ẩm thực, bao gồm việc tuân thủ các tiêu chuẩn của công ty liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phải được sự chấp thuận của DGM/GM;
- Mang lại trải nghiệm cao cấp cho khách hàng và luôn duy trì dịch vụ xuất sắc cho khách hàng;
- Đảm bảo thông tin được truyền đạt hiệu quả giữa tất cả các bộ phận;
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách và tư vấn cho DGM/GM về các hành động khắc phục cần làm;
- Chào đón khách hàng VIP và gợi ý thực đơn & dịch vụ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu của họ được thỏa mãn;
- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng VIP và giữ chân họ đến Nhà hàng, giao tiếp trực tiếp với họ và chăm sóc họ chu đáo;
- Khuyến khích các thành viên trong nhóm để tối đa hóa doanh thu;
- Phản hồi liên tục tới nhân viên, tiến hành đánh giá hiệu suất và xử lý kỷ luật theo chính sách và thủ tục của công ty;
- Thúc đẩy phát triển liên tục về chuyên môn và chương trình đào tạo cho nhân viên về sản phẩm, dịch vụ của Nhà hàng;
- Tham gia quá trình tuyển chọn; đào tạo, huấn luyện và phát triển đội nhóm mạnh có tính gắn kết, đồng thời thúc đẩy nhân viên duy trì hiệu suất công việc cao;
- Sắp xếp, phân việc cho nhân viên trước mỗi sự kiện;
- Họp F&B hàng tuần để thảo luận về: Kết quả tài chính, Kế hoạch kinh doanh, Những thay đổi về vận hành và chính sách mới;
- Lên kế hoạch và triển khai thực hiện cho các sự kiện đặc biệt và tiệc;
2. Phát triển kinh doanh (20%)
- Xây dựng & đề xuất chiến lược Kinh doanh & MKT hàng năm nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại và tăng lợi nhuận;
- Quản lý các kế hoạch MKT của nhà hàng, tham gia và duy trì các hoạt động, chương trình khuyến mãi, quảng cáo;
- Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh/sự đổi mới của ngành. Xem xét và phê duyệt thiết kế, ý tưởng thực đơn với Bếp trưởng Điều hành;
- Tập trung xây dựng dự án Tiệc tại nhà/ngoài trời cùng BGĐ;
- Gặp gỡ & tư vấn khách hàng về dịch vụ F&B cùng phòng Kinh doanh;
- Là đầu mối liên lạc chính với các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng;
- Duy trì mối quan hệ bền chặt, lâu dài và mở rộng mạng lưới trong ngành F&B;
3. Công việc khác (10%)
- Quản lý danh sách rượu vang;
- Giám sát tồn kho và kiểm soát tồn kho hàng tháng;
- Xây dựng ngân sách của bộ phận, sau khi được phê duyệt, giám sát và thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu ngân sách và tối đa hóa lợi nhuận của bộ phận;
- Tăng doanh số bán hàng và giảm thiểu chi phí, bao gồm cả thực phẩm và đồ uống;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do DGM/ GM giao;
- Tham gia các dự án khác theo sự phân công của Ban Giám đốc;
Yêu Cầu Công Việc
1. Bằng cấp và kinh nghiệm:
- Ưu tiên bằng đại học. Ưu tiên bằng Cử nhân Khoa học về quản lý khách sạn/nhà hàng hoặc Du lịch & Khách sạn;
- Có kinh nghiệm Quản lý Ẩm thực hoặc Trợ lý/Giám sát tại Nhà hang, khách sạn cao cấp;
- Kiến thức về máy tính (MS Word, Excel) và các phần mềm khác (ERP, BI, Google,…);
- Sử dụng tốt tiếng Việt và tiếng Anh, viết và nói do thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Thông thạo tiếng Pháp là 1 lợi thế.
2. Phẩm chất:
- Ngoại hình tốt;
- Giao tiếp tích cực và xuất sắc;
- Vui vẻ và có mong muốn phát triển vượt trội trong ngành du lịch dịch vụ và khách sạn;
- Tính chủ động, khả năng lãnh đạo và hướng ngoại;
- Có khả năng thúc đẩy nhân viên làm việc nhóm để đảm bảo thực phẩm và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra;
- Khả năng giải quyết vấn đề, tổ chức và đào tạo;
- Khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như kiểm soát chi phí ăn, uống và nhân công trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn vận hành cần thiết trong hoạt động hàng ngày của nhà hàng;
- Kinh nghiệm bán hàng, bán hàng gia tăng.
Đãi Ngộ
- Service charge trả cùng lương mỗi tháng;
- Bảo hiểm xã hội theo Luật, bảo hiểm tai nạn 24/7;
- Bảo hiểm sức khỏe PTI dành cho cấp quản lý;
- Thưởng 2/9, tháng lương thứ 13, thưởng hiệu suất cuối năm;
- Xem xét điều chỉnh lương hàng năm;
- Chế độ ăn ca, giặt là, đỗ xe;
- Khám sức khỏe và teambuilding định kỳ mỗi năm.
Lưu ý: Vui lòng gửi CV bằng Tiếng Anh
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://career.openasiagroup.com/
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Openasia là câu chuyện của ba con người cùng chung đam mê, nhiệt huyết và niềm mong muốn xây dựng một cầu nối giữa châu Âu và Việt Nam. Năm 1994, ba người bạn đến từ ba nẻo đường khác nhau trên thế giới cùng gia nhập ngân hàng đầu tư Lazard tại Việt Nam và nắm bắt cơ hội mua lại Openasia vào năm 1995. Năm tháng trôi qua, mối quan hệ hợp tác có một không hai này ngày càng lớn mạnh, biến Openasia trở thành một tập đoàn độc lập với hơn 1.500 nhân viên cùng đồng lòng gắn kết.
“Những năm qua, chúng tôi đã xây cho mình những giấc mơ và đã tận dụng mọi cơ hội để biến chúng trở thành hiện thực. Từ việc đi đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị công nghiệp khai thác mỏ ở buổi sơ khai đến việc khai trương những cửa hàng thời trang xa xỉ đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi luôn mong muốn mang những gì tinh túy nhất của châu Âu tới Việt Nam. Và rồi, trong quá trình tìm kiếm những cơ duyên làm sống lại bí quyết thủ công Việt, chúng tôi đã may mắn tiếp quản một xưởng sơn mài nhỏ và biến nó trở thành nơi chế tác những sản phẩm thủ công xa xỉ cho các nhà mốt uy tín trên thế giới, tạo tiền đề cho sự ra đời sau này của Hanoia, một thương hiệu thủ công cao cấp của Việt Nam. Gần đây, mối quan tâm tới phát triển bền vững và tình yêu dành cho ẩm thực đã dẫn lối để chúng tôi thành lập Alba Wellness Valley và Press Club.”
“Giờ đây, chúng tôi vẫn theo đuổi niềm đam mê mang ý nghĩa đích thực của sự xa xỉ tới Việt Nam, đồng thời tôn vinh di sản văn hóa tuyệt vời của đất nước. Trong tương lai, chúng tôi dự định tiếp tục phát triển một hệ sinh thái bao gồm những tinh hoa trong lĩnh vực thời trang, phong cách sống, nhà hàng khách sạn, và thủ công truyền thống.”
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Xây dựng đội nhóm
- Buổi tiệc
Lịch sử thành lập
- 2012: Mua lại Công ty Cổ phần Thanh Tân và thành lập Xưởng thủ công Hà Nội
- 2011: Mua lại tập đoàn Eltra để củng cố vị thế của mình trên thị trường hàng không
- 2009: Nhóm các dự án thuộc 4 hoạt động chiến lược
- 2008: Thành lập Vinaero, dịch vụ hàng không
- 2007: Thành lập Hệ thống bán lẻ cao cấp Tam Sơn
- 2001: Kết quả có lãi đầu tiên từ Thiết bị nặng Openasia mới được tạo ra
- 2000: Thành lập Tập đoàn Openasia với tư cách là cổ đông
- 1998: Ba đối tác mua lại mangament
- 1994: Thành lập là công ty đầu tư hoạt động tại Việt Nam
Mission
Openasia đã phát triển ổn định trong suốt 25 năm qua với sứ mệnh làm cây cầu văn hóa và thương mại nối liền châu Âu và Việt Nam.
Công việc của Tổ trưởng phục vụ là gì?
Tổ trưởng Phục vụ (Captain) là một thuật ngữ khá quen thuộc với những ai làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Tổ trưởng phục vụ là người phụ trách quản lý một nhóm tổ trưởng phục vụ, giám sát tổ trưởng phục vụ tại khu vực được phân công, kiểm tra các công cụ dụng cụ, cách setup bày bàn theo quy định, tiêu chuẩn của nhà hàng và trực tiếp phục vụ khách hàng khi cần. Bên cạnh đó những công việc như Tổ trưởng sản xuất, Tổ trưởng chế biến,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Tổ trưởng Phục vụ
Chuẩn bị các công việc trước khi vào ca
Tổ trưởng Phục vụ sẽ phân công nhiệm vụ cho nhân viên phục vụ, thực hiện các công việc vệ sinh nhà hàng, chuẩn bị - lau chùi vật dụng, công cụ dụng cụ, setup bàn ăn… tại khu vực phụ trách trước khi mở cửa phục vụ. Giám sát quá trình làm vệ sinh, chuẩn bị, setup của nhân viên - đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
Quản lý, giám sát nhân viên
Trong quá trình phục vụ khách, phân công - điều động nhân viên phục vụ bàn thực hiện các công việc, đảm bảo thực khách được phục vụ nhanh chóng - kịp thời và vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất. Giám sát thái độ, tinh thần làm việc của nhân viên phục vụ phụ trách để có sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời. Phân công nhân viên thực hiện các công việc thu dọn, vệ sinh… khi kết thúc ca làm việc.
Quản lý tài sản của nhà hàng - khách sạn
Trước khi vào ca, tiến hành kiểm tra các máy móc, thiết bị, vật dụng thuộc khu vực phụ trách. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các công cụ trong ca làm việc và báo cáo với cấp trên nếu máy móc hư hỏng, trục trặc. Lập phiếu đề nghị xuất kho gửi cho cấp trên duyệt và tiến hành nhận hàng tại kho.
Xử lý tình huống phát sinh
Đưa ra hướng giải quyết với các yêu cầu của thực khách để nhân viên biết cách nên đáp ứng như thế nào. Hỗ trợ xử lý các tình huống phát sinh nằm ngoài khả năng của nhân viên phục vụ - đảm bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhà hàng, khách sạn. Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên với những vấn đề ngoài thẩm quyền giải quyết. Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới.
Tổ trưởng phục vụ có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
110 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Tổ trưởng phục vụ
Tìm hiểu cách trở thành Tổ trưởng phục vụ, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Tổ trưởng phục vụ?
Yêu cầu tuyển dụng của Tổ trưởng Phục vụ
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Trong quá trình làm việc, bất kể ở ngành nghề nào bạn cũng cần trang bị vững vàng kiến thức chuyên môn cho bản thân. Đặc biệt, vị trí nhân viên điều hành càng đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh. quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, hoạch định kế hoạch …
- Kiến thức chuyên môn: Dẫu biết thực lực mới là điều quan trọng nhưng trong cuộc cạnh tranh nếu một người vừa được đào tạo đúng chuyên môn, vừa có thực lực ngang ngửa bạn thì họ sẽ giành lợi thế cao hơn. Do vậy, phải Có kiến thức cơ bản về ngành Nhà hàng, có nghiệp vụ gọi món. Với tổ trưởng nhà hàng khi tuyển dụng quản lý sẽ tuyển những người có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. Vì vậy, để ứng tuyển công việc này trước hết bạn phải có kinh nghiệm, có kiến thức trong lĩnh vực này và có kỹ năng kinh nghiệm. Trong quá trình làm việc sẽ được đào tạo để phù hợp với đặc điểm, định hướng phong cách nhà hàng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Khả năng giám sát chất lượng: Nếu có đôi mắt nhạy bén và kỹ năng giám sát tốt, bạn có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường trong quá trình làm việc để kịp thời tìm biện pháp khắc phục và sửa chữa.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí tổ trưởng phục vụ, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy.. không chỉ được bộc lộ ở nội bộ mà còn phát huy khi họ thiết lập các mối quan hệ bên ngoài, từ đó giúp nhà hàng có được các đối tác, khách hàng chiến lược phát triển bền vững.
- Khả năng ngoại ngữ: Là một người làm trong ngành dịch vụ, tiếp xúc với rất nhiều người từ rất nhiều quốc gia trong một ngày. Việc thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với khách hàng nước ngoài.
- Tinh thần ham học hỏi: Xã hội loài người có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì tổ trưởng phục vụ sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng - khách sạn thì tổ trưởng phục vụ luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc tổ trưởng phục vụ sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của tổ trưởng phục vụ là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề quản lý nói chung, làm tổ trưởng phục vụ nói riêng cần phải có.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Tổ trưởng Phục vụ
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Nhà hàng | 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Nhân viên Phục vụ Nhà hàng | 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Tổ trưởng Phục vụ | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Tổ trưởng Phục vụ và các ngành liên quan:
- Tổ trưởng Phục vụ: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Tổ trưởng sản xuất: 12.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Nhà hàng
Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Thực tập sinh Nhà hàng bắt đầu hành trình với vị trí thực tập, nơi họ được giới thiệu và tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Doanh nghiệp thường chủ động tuyển dụng thực tập sinh để xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ các bộ phận khác nhau trong nhà hàng, xử lý các vấn đề cơ bản và làm quen với quy trình làm việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Nhà hàng mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên việc làm này có mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Phục vụ Nhà hàng
Mức lương: 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Sau khi trở thành nhân viên chính thức, thực tập sinh Nhà hàng sẽ đảm nhận vị trí đầu tiên là Nhân viên Phục vụ Nhà hàng. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm việc đón tiếp, tư vấn thực đơn, phục vụ món ăn, và xử lý các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Nhân viên Phục vụ Nhà hàng phải đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm ăn uống tốt nhất.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Nhân viên Phục vụ Nhà hàng mang lại khá nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Tổ trưởng Phục vụ
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Sau khoảng hơn 5 năm, thực tập sinh có thể chuyển đến vị trí Tổ trưởng Phục vụ. Vai trò này đòi hỏi khả năng quản lý toàn diện về hoạt động nhà hàng, bao gồm quản lý nhân viên, nguồn lực, và tối ưu hóa hiệu suất. Tổ trưởng Phục vụ cũng tham gia vào quyết định chiến lược của doanh nghiệp và có trách nhiệm cao về kết quả kinh doanh.
>> Đánh giá: Tổ trưởng Phục vụ là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ nhân viên phục vụ nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ nhân viên phục vụ nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Việc làm Tổ trưởng Phục vụ đang tuyển dụng
5 bước giúp Tổ trưởng Phục vụ thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao kỹ năng phục vụ
Nhiều nhà hàng tổ chức các khóa đào tạo nội bộ hoặc gửi nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài về kỹ năng phục vụ, giao tiếp, và xử lý tình huống. Việc đầu tư thời gian và công sức vào các khóa học này giúp Tổ trưởng Phục vụ nâng cao kỹ năng, từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ngoài ra, việc quan sát và học hỏi từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm, kết hợp với việc thực hành thường xuyên cũng giúp Tổ trưởng Phục vụ cải thiện kỹ năng phục vụ.
Cải thiện chất lượng phục vụ
Tổ trưởng Phục vụ phải có khả năng quan sát nhất định. Họ phải đảm bảo mọi chi tiết trong quá trình phục vụ, từ việc đặt bàn, bày biện món ăn, đến cách phục vụ, đều hoàn hảo. Sự chú trọng đến chi tiết giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, từ đó tăng khả năng nhận được tiền tip cũng như sẽ được cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và lắng nghe
Lắng nghe và phản hồi nhanh chóng các yêu cầu và ý kiến của khách hàng giúp tạo ấn tượng tốt và xây dựng lòng tin. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn khuyến khích khách hàng quay lại. Trong một số trường hợp, Tổ trưởng Phục vụ cần phải có khả năng giao tiếp linh hoạt, uyển chuyển để có thể xoa dịu tâm lý khách hàng cũng như ổn định tình hình.
Phát triển kỹ năng quản lý
Tổ trưởng Phục vụ có thể nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo để thăng tiến lên các vị trí như trưởng nhóm hoặc quản lý nhà hàng. Tham gia các khóa đào tạo quản lý, học hỏi từ quản lý hiện tại và chủ động tìm kiếm cơ hội thăng tiến giúp thực tập sinh đạt mở ra nhiều cơ hội thăng tiến cho mình.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Tổ trưởng Phục vụ. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Tổ trưởng sản xuất đang tuyển dụng hiện nay
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên dịch vụ F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất