2,940 việc làm
Thỏa thuận
Ninh Thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Vĩnh Long
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Cạn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắc Lắc
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắc Lắc
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Long An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Nam
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kon Tum
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lạng Sơn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kon Tum
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hóa tuyển dụng LĐHĐ năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kon Tum
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kon Tum
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bến Tre
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng tuyển dụng viên chức năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắc Lắc
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Sơn La
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Yên Bái
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Long An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
Sở GD&ĐT Lạng Sơn tuyển dụng viên chức năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
Thỏa thuận
Lạng Sơn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Nam
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Phòng GD&ĐT quận 3, TP.HCM tuyển viên chức năm học 2024-2025
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Cạn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Yên Bái
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Cạn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Phú Yên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Sơn La
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai
UBND TX. Sa Pa, Lào Cai tiếp nhận giáo viên năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai
Thỏa thuận
Lào Cai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Ninh Thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Tĩnh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tây Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hóa tuyển dụng giáo viên THPT năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Phước
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Long An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Định
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lào Cai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận
Trường THCS Trần Phú, Ninh Thuận tuyển dụng viên chức năm học 2024- 2025
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 22/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 22/08/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 2
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Đường Trần Quang Diệu, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Căn cứ Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
Căn cứ Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 3342/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về việc Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp giáo dục trường học trực thuộc UBND thành phố năm học 2024-2025;
Căn cứ Kế hoạch tuyển dụng viên chức số 15/KH-THCSTP ngày 05/8/2024 của Trường THCS Trần Phú,
Trường THCS Trần Phú thông báo tuyển dụng viên chức năm học 2024- 2025, cụ thể như sau:

I. Số lượng, vị trí cần tuyển
– Số lượng cần tuyển: 02 chỉ tiêu; cụ thể:
+ Giáo viên Ngữ Văn: 01 chỉ tiêu;
+ Giáo viên Địa lý: 01 chỉ tiêu.

II. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển viên chức
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều được đăng ký dự tuyển viên chức:
1.1. Người có đủ các điều kiện:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với ngành sư phạm theo từng cấp học và các vị trí khác trong trường học phù hợp với vị trí việc làm được quy định tại điều kiện riêng tại khoản 2, mục II;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
c) Dị dạng về hình thể; phát âm không bình thường (nói ngọng, nói lắp…).
2. Điều kiện, tiêu chuẩn riêng theo vị trí việc làm:
1. Đối với giáo viên Ngữ Văn:
+ Có bằng Đại học sư phạm Ngữ Văn trở lên; hoặc có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong thời gian thực hiện chế độ tập sự (Giáo viên bổ nhiệm mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
2. Đối với giáo viên Địa Lý:
+ Có bằng Đại học sư phạm Địa Lý trở lên; hoặc có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong thời gian thực hiện chế độ tập sự (Giáo viên bổ nhiệm mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

III. Thẩm quyền xét tuyển, hình thức xét tuyển và nội dung xét tuyển viên chức
1. Thẩm quyền xét tuyển: Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú (Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng tại Quyết định số 3342/QĐ-UBND ngày 14/8/2024).
2. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
3. Nội dung xét tuyển viên chức:
Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
a. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
b. Vòng 2
Thông qua thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển, cụ thể:
Tổ chức thực hành 02 tiết dạy trên lớp trên 02 khối lớp khác nhau; nếu giáo viên đăng ký tham gia dự tuyển có trình độ chuyên môn ghép thì số tiết dạy theo phân môn ghép. Người tham gia xét tuyển qua thực hành đảm bảo: Được bốc thăm tiết dạy, khối lớp dạy theo chuyên môn đào tạo. Tiết dạy, bài dạy cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quy định thống nhất.
Thời gian chuẩn bị của giáo viên: sau khi bốc thăm bài dạy người dự tuyển có tối thiểu 01 ngày để chuẩn bị.
Điểm thực hành được tính theo thang điểm 100.
Thời gian thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét tuyển viên chức quyết định.
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thực hành.
4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức:
4.1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được xét tuyển của từng vị trí việc làm.
– Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển:
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
+ Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
4.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b mục 4.1 bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét tuyển viên chức quyết định người trúng tuyển.
4.3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

IV. Thủ tục hồ sơ, lệ phí xét tuyển
1. Thủ tục hồ sơ: Hồ sơ xét tuyển do Hội đồng xét tuyển phát hành, bao gồm:

– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức;
– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh 3×4) có chứng nhận của cấp thẩm quyền (khai chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển);
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp (chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển);
– Bản sao các loại giấy tờ ưu tiên (nếu có);
– Bản sao giấy khai sinh, phiếu thực tập (hoặc bảng điểm có xác nhận thực tập), bản sao giấy chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân);
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Hai phong bì có dán tem và ghi địa chỉ cụ thể người nhận.
* Lưu ý: Tất cả giấy tờ, văn bằng mà viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có kèm theo bản dịch tiếng Việt (có công chứng) theo quy định.
Hội đồng xét tuyển không trả lại hồ sơ cho người đã nộp để dự tuyển.
2. Lệ phí xét tuyển:
– Người đăng ký dự tuyển nộp lệ phí theo Quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
– Mức phí tuyển dụng là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng)/một thí sinh/một lần xét tuyển (mức thu dưới 100 thí sinh).
– Địa điểm nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển:
+ Trường THCS Trần Phú, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
+ Địa chỉ: Đường Trần Quang Diệu, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
+ Điện thoại: 0915822447
3. Thời gian nộp hồ sơ:
Kể từ ngày ban hành thông báo và kết thúc sau 30 ngày (kể từ ngày 16/08/2024 đến hết ngày 14/9/2024)
4. Thời gian và địa điểm xét tuyển:
– Thời gian: Tùy theo tình hình thực tế và chương trình năm học, Trường THCS Trần Phú sẽ thống nhất thời gian thực hiện xét tuyển, đồng thời có thông báo cho các thí sinh đăng ký dự tuyển được biết vào thời gian tổ chức học nội quy, bốc thăm thực hành vòng 2 (dự kiến thực hiện trong tháng 9/2024).
– Địa điểm: Tất cả các hoạt động của Hội đồng xét tuyển được tổ chức, thực hiện tại Trường THCS Trần Phú.
Thông báo này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; được niêm yết công khai tại Trường THCS Trần Phú.
Những người đăng ký dự tuyển muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Trường THCS Trần Phú (theo thông tin trên)./.

Nguồn tin: prtc.ninhthuan.gov.vn

Khu vực
Báo cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận

  • ịa chỉ: 18 Lê Hồng Phong, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

  • Điện thoại: 0259.382 4600 - Email: [email protected]

  • Website: http://ninhthuan.edu.vn

  • Giám đốc: ông Nguyễn Huệ Khải

Sở GD&ĐT Ninh Thuận là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.

Công việc của Giáo viên là gì?

1. Giáo viên là gì?

Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.

2. Những lý do nên chọn nghề giáo viên

Giữ tâm trong sáng

Nghề giáo được đánh giá là một trong những nghề nghiệp tạo ra cho bạn môi trường hướng thiện nhiều nhất. Người thầy được ví như những “kĩ sư tâm hồn”, là người truyền đạt không chỉ tri thức mà còn là cách sống và đạo lý làm người cho các học trò. Cái “tâm” của người thầy sáng mới có thể khiến học trò cúi mình nể trọng, coi như tấm gương sáng. Dù bên ngoài cổng trường là bao bon chen, vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, tâm hồn ngây thơ của học trò đích thực là nơi khiến những người thầy sự bình yên để sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Nhận được sự yêu thương và nể trọng từ học trò

Một người thầy tốt sẽ luôn nhận được tấm lòng biết ơn của các thế hệ học trò và sự tôn trọng của xã hội. Những người thầy cô giáo, cần biết cách quan tâm đến mỗi học sinh của mình, tìm hiểu tâm tư của các em như một người bạn lớn. Làm nghề giáo, bạn sẽ có thể đón nhận những niềm vui bất ngờ, giản dị mà cảm động như một cuộc gọi điện hỏi thăm của một học trò cũ. Trao đi và nhận lại, cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tình yêu thương, dù bạn ở tuổi nào hay đang ở đâu.

Người thầy là người có ảnh hưởng lớn đến thể hệ trẻ

Là một nhà giáo, bạn có thể truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Người giáo viên chính là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Chính vì thế, để hỏi người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.

Dạy học là công việc rất có ý nghĩa

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui cho bản thân thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Với tư cách một người giáo viên, bạn còn có thể giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế hệ người lao động cho tương lai.

Hạnh phúc của người thầy là sự thành công của học trò

Nghề giáo sáng tạo nên những sản phẩm đặc biệt, đó là sự hiểu biết, lớn lên và thành công của con người. Người giáo viên không lấy tiền bạc mà lấy học trò là niềm hạnh phúc, sự tự hào của mình. Như người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông, người thầy giáo cũng dìu dắt bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức, lấy niềm vui cuối mỗi chuyến đò làm động lực cho mình.

Tìm hiểu nghề giáo viên là gì và yêu cầu đối với ngành nghề

3. Giáo viên là công chức hay viên chức?

4. Lương của giáo viên tính thế nào?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

  • Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
  • Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
  • Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).

Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Ngoài ra, nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập về việc bãi bỏ một số khoản thu nhập của công chức, viên chức như sau:

  • Khoản 1: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
  • Khoản 2: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).
  • Khoản 3: Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
  • Khoản 4: Bên cạnh đó sẽ bãi bỏ khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…

Theo đó, giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới như trên cũng như sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

5. Mô tả công việc của Giáo viên

Giảng dạy và phát triển nội dung học tập

Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị và truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các bài giảng phù hợp với từng độ tuổi và trình độ học sinh. Họ cần thiết kế giáo án theo chương trình đã đề ra, đảm bảo nội dung bám sát mục tiêu học tập nhưng vẫn sáng tạo và thú vị. Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cũng là một phần không thể thiếu trong công việc này.

Quản lý và đánh giá học sinh

Giáo viên có trách nhiệm theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm cả việc quản lý thời gian học trên lớp và đánh giá bài tập, bài kiểm tra. Họ cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan để đảm bảo học sinh được nhận xét công bằng và phản hồi kịp thời về tiến bộ hoặc khó khăn. Việc quản lý lớp học, giữ gìn kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực, hòa đồng là một phần thiết yếu để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những vấn đề học tập hoặc hành vi của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, họ cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh và ban giám hiệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.

Tư vấn và hỗ trợ phát triển cá nhân cho học sinh

Bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên còn là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển cá nhân và định hướng tương lai. Họ cần lắng nghe và tư vấn về các vấn đề học tập, tâm lý hoặc xã hội mà học sinh gặp phải. Giáo viên cũng góp phần xây dựng kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đồng thời, họ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển năng khiếu và tìm ra điểm mạnh của bản thân. Sự quan tâm và khích lệ đúng mức sẽ giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện về cả mặt học tập lẫn cuộc sống.

6. Những khó khăn thường gặp của nghề giáo viên

Áp lực xã hội

Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và công nghệ thì việc giảng dạy học sinh của thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn của nghề giáo viên. Mọi lỗi sai, hay các phát biểu, ý kiến không đúng chuẩn mực đều có thể được phát tán lên trên các trang mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống của giáo viên. Do đó, có thể nói nghề giáo viên hiện nay đang chịu áp lực xã hội rất lớn, thầy cô giáo vô tình rơi vào cái hố sợ làm sai và chưa cống hiến hết sức mình cho công việc.

Soạn giáo án vất vả

Có thể nói đây là khó khăn của nghề giáo viên từ trước tới nay vẫn còn tồn tại. Bên cạnh các khó khăn về mặt tinh thần, thì nghề nhà giáo còn có khó khăn trong việc soạn giáo án và các bài giảng trước khi lên lớp. Để có thể giúp cho học sinh nắm bài nhanh và sâu thì các thầy cô thường chuẩn bị giáo án thật kỹ tối hôm trước để bài giảng được tốt nhất. Thông thường, công việc này thường được các thầy cô thực hiện sau giờ dạy. Do đó, có thể nói đây là một trong những nhược điểm, khó khăn của nghề giáo viên. 

Trách nhiệm dạy học cao

Như đã phân tích ở trên, nghề nhà giáo là nghề giúp mang lại con chữ, con số và các kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì vậy, thầy cô giáo luôn mang trên vai mình trọng trách của một người lái đò đầy trách nhiệm. Để làm sao có thể giúp các học sinh đều học những kiến thức sách vở hữu ích, bên cạnh cách học về đạo đức và làm người sâu sắc, trở thành người có ích cho xã hội.

Khắt khe về chuẩn mực

Nhắc đến những thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên thì không thể không nhắc tới khó khăn về mặt chuẩn mực của người làm nghề giáo. Mọi người luôn quá khắt khe về chuẩn mực đặt ra đối với nghề giáo. Các chuẩn mực có thể được kể đến ở đây như: cách ăn mặc, đi đứng, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tình cảm,… 

Công tác xa nhà

Đối với các thầy cô giáo mầm non thì thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên mầm non còn là vấn đề công tác xa nhà. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế nghèo và kém phát triển. Thầy cô giáo ở đây đa số đều phải công tác xa nhà, để có thể mang lại từng con chữ cho các em học sinh nhỏ xa xôi, vượt khó học tập. Bên cạnh đó, còn khó khăn rất nhiều trong việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Điều này càng làm cho việc dạy học trở nên khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết. 

Xem thêm:

Việc làm Giáo viên mới nhất

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm 

Việc làm Giáo viên Tiếng Anh

Việc làm Giáo viên Tiếng Việt

Giáo viên có mức lương bao nhiêu?

91 - 117 triệu /năm
Tổng lương
84 - 108 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 9 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 117 triệu

/năm
91 M
117 M
65 M 156 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giáo viên

Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giáo viên
91 - 117 triệu/năm
Giáo viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Để trở thành giáo viên, bạn thường cần có bằng đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành liên quan đến môn học bạn muốn giảng dạy. Một số trường hợp yêu cầu thêm chứng chỉ sư phạm để đảm bảo bạn có đủ kiến thức về phương pháp giảng dạy. Nếu bạn muốn giảng dạy ở cấp cao hơn, như giáo viên trung học hoặc đại học, bằng thạc sĩ trong lĩnh vực của bạn có thể là một lợi thế. Bằng cấp không chỉ giúp bạn có nền tảng kiến thức vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành giáo dục.
  • Kiến thức chuyên môn: Ngoài bằng cấp, bạn cần có kiến thức chuyên sâu về môn học mà mình giảng dạy. Điều này bao gồm việc nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tiễn, cũng như khả năng áp dụng chúng vào thực tế giảng dạy. Bạn cũng cần cập nhật liên tục những kiến thức mới, phương pháp giảng dạy hiện đại và xu hướng giáo dục để thu hút học sinh. Kiến thức về tâm lý học giáo dục cũng rất quan trọng, giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và khả năng của học sinh để hỗ trợ hiệu quả trong quá trình học tập.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và dễ hiểu. Khả năng lắng nghe và phản hồi cũng rất quan trọng, giúp bạn hiểu được nhu cầu và thắc mắc của học sinh. Một giáo viên giỏi không chỉ nói, mà còn biết cách tạo không gian thoải mái để học sinh thoải mái chia sẻ ý kiến.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học: Bạn phải có khả năng tổ chức và quản lý lớp học hiệu quả để duy trì kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực. Điều này bao gồm việc lập kế hoạch bài giảng hợp lý, phân chia thời gian hợp lý cho các hoạt động và xử lý tình huống phát sinh. Kỹ năng này giúp bạn đảm bảo rằng tất cả học sinh đều được tham gia và phát triển.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Trong thời đại số, bạn cần biết cách sử dụng công nghệ trong giảng dạy, từ việc soạn giáo án đến việc sử dụng các công cụ trực tuyến. Kỹ năng này không chỉ giúp nâng cao chất lượng bài giảng mà còn thu hút sự chú ý của học sinh. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục cũng giúp bạn tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị và hiệu quả hơn.

Các yêu cầu khác

  • Tính kiên nhẫn: Bạn cần có tính kiên nhẫn cao trong việc hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn trong học tập. Sự kiên nhẫn giúp bạn tạo ra môi trường học tập tích cực, nơi học sinh cảm thấy an toàn để hỏi và khám phá.
  • Khả năng làm việc nhóm: Bạn nên có khả năng làm việc nhóm tốt, không chỉ với đồng nghiệp mà còn với phụ huynh và cộng đồng. Sự hợp tác này giúp tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục.

Lộ trình thăng tiến của Giáo viên

Mức lương bình quân của Giáo viên đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Trong ngành giáo dục, việc thăng tiến trong sự nghiệp của giáo viên không chỉ liên quan đến việc nâng cao trình độ chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến mức lương trung bình mà họ có thể đạt được. Sự phát triển nghề nghiệp thường đi đôi với những cơ hội học hỏi, trải nghiệm và mở rộng kỹ năng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Để hiểu rõ hơn về lộ trình thăng tiến và các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương trong ngành giáo dục, hãy cùng khám phá những bước tiến quan trọng mà một giáo viên có thể thực hiện trong sự nghiệp của mình.

Số năm kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Giáo viên thực tập 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
1 – 3 năm Giáo viên bộ môn 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
3 – 5 năm Giáo viên chủ nhiệm 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
5 - 8 năm Tổ trưởng bộ môn 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

1. Giáo viên thực tập

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm 

Bạn sẽ tham gia vào quá trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên chính, thực hành các kỹ năng sư phạm và quản lý lớp học. Vị trí này cho phép bạn học hỏi từ thực tiễn, chuẩn bị cho những thách thức trong môi trường giáo dục. Bạn cũng sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động lớp học.

>> Đánh giá: Vị trí giáo viên thực tập là bước đầu quan trọng để bạn làm quen với nghề giáo và xây dựng nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

2. Giáo viên bộ môn

Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm

Ở vị trí giáo viên bộ môn, bạn sẽ giảng dạy chuyên sâu một môn học cụ thể, thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Bạn cần theo dõi tiến độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra và bài tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học của mình.

>> Đánh giá: Vị trí giáo viên bộ môn mang đến nhiều cơ hội để bạn phát triển chuyên môn và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn khẳng định mình và đóng góp vào chất lượng giáo dục.

3. Giáo viên chủ nhiệm

Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 – 5 năm

Khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bạn cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và những vấn đề liên quan đến học sinh. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh.

>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.

4. Tổ trưởng bộ môn

Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm

Ở vị trí tổ trưởng bộ môn, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm giáo viên trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy của môn học. Bạn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên môn, đánh giá và hỗ trợ các giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường.

>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.

Xem thêm:

Việc làm Giáo viên mới nhất

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm 

Việc làm Giáo viên Tiếng Anh

Việc làm Giáo viên Tiếng Việt

Việc làm Giáo viên Địa lý

Tìm việc theo nghề nghiệp