Căn cứ Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội về Luật viên chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định phân cấp quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 4351/QĐ-SNV ngày 26/7/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Mường La năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 3380/KH-UBND ngày 15/7/2024 của UBND huyện về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Mường La năm 2024.
Ủy ban nhân dân huyện Mường La thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp huyện Mường La năm 2024 (hình thức xét tuyển) như sau:
I. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DỰ XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
3. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Thực hiện theo quy định Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
2. Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.”
Những trường hợp thuộc diện chính sách ưu tiên theo quy định của nhà nước phải có đầy đủ giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
II. TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo
a) Vị trí việc làm: Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên.
b) Vị trí việc làm: Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29
Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể:
+ Vị trí giáo viên Văn hóa, yêu cầu chuyên ngành: (Tiểu học, Giáo dục tiểu học).
+ Vị trí giáo viên Tiếng anh, yêu cầu chuyên ngành: (Tiếng anh, ngôn ngữ anh).
+ Vị trí giáo viên Tin học, yêu cầu chuyên ngành: (Tin học, Công nghệ thông tin).
c) Vị trí việc làm: Giáo viên THCS hạng III – Mã số V.07.04.32:
Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể:
+ Giáo viên Toán, yêu cầu chuyên ngành: (Toán học, Toán – Lý, Toán – Tin, Toán – Công nghệ)
+ Giáo viên Văn, yêu cầu chuyên ngành: (Ngữ văn, Văn – Sử, Văn – Công tác đội, Văn – GDCD, Văn – Địa).
+ Giáo viên Vật lý: (Vật lý, Toán – Lý).
+ Giáo viên Tiếng anh, yêu cầu chuyên ngành: (Tiếng anh, Ngôn ngữ anh).
+ Giáo viên Lịch sử, yêu cầu chuyên ngành: (Lịch sử, Sử – Địa).
+ Giáo viên Sinh học, yêu cầu chuyên ngành: (Sinh học, Sinh – Hóa).
+ Giáo viên Hóa học, yêu cầu chuyên ngành: (Hóa học, Hóa – Sinh).
+ Giáo viên Công nghệ, yêu cầu chuyên ngành: (Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp).
+ Giáo viên GDCD, yêu cầu chuyên ngành: (Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị).
+ Giáo viên Thể dục, yêu cầu chuyên ngành: (Thể dục, Giáo dục thể chất, thể dục thể thao).
+ Giáo viên Tin học, yêu cầu chuyên ngành: (Tin học, Công nghệ thông tin).
+ Giáo viên Âm nhạc, yêu cầu chuyên ngành: (Âm nhạc).
d) Vị trí Kế toán viên (06.031)
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính.
e) Vị trí Thư viện viên hạng III (V.10.02.06)
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Thông tin – Thư viện, Khoa học thư viện, Thư viện và thiết bị trường học. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Đối với Trung tâm Truyền thông – Văn hóa. Vị trí việc làm: Phóng viên hạng III – mã số V.11.02.06:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành Báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí.
III. SỐ LƯỢNG CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
Tổng số lượng người làm việc cần tuyển dụng viên chức sự nghiệp huyện Mường La năm 2024: 86 chỉ tiêu, trong đó:
1. Chỉ tiêu tuyển dụng cử tuyển: 00
2. Chỉ tiêu ngoài cử tuyển: Tổng số chỉ tiêu cần tuyển dụng năm 2024: 86 chỉ tiêu (trong đó Sự nghiệp giáo dục và đào tạo 84 chỉ tiêu, sự nghiệp khác 02 chỉ tiêu); cụ thể như sau:
STT |
Vị trí việc làm cần tuyển dụng/ Hạng chức danh nghề nghiệp |
Mã số chức danh nghề nghiệp |
Chỉ tiêu tuyển dụng |
Đơn vị tuyển dụng |
Ghi chú |
|
Tổng |
Chia ra |
|||||
1 |
Giáo viên MN hạng III |
V.07.02.26 |
12 |
4 |
Trường MN Chiềng Công |
|
4 |
Trường MN Hoa Ban |
|||||
4 |
Trường MN Ban Mai |
|||||
2 |
Giáo viên TH hạng III |
V.07.03.29 |
32 |
12 |
Trường TH Ngọc Chiến |
10 giáo viên Văn hóa, 01 giáo viên Tiếng anh, 01 Giáo viên Tin học. |
11 |
Trường PTDTBT TH Chiềng Công |
08 giáo viên Văn hóa, 02 giáo viên Tiếng anh, 01 giáo viên Tin học. |
||||
7 |
Trường TH&THCS Chiềng Ân |
06 giáo viên Văn hóa, 01 giáo viên Tiếng anh. |
||||
1 |
Trường PTDTBT TH&THCS Chiềng Muôn |
01 giáo viên Tiếng anh. |
||||
1 |
Trường TH&THCS Nặm Păm |
01 giáo viên Tiếng anh. |
||||
3 |
Giáo viên THCS hạng III |
V.07.04.32 |
38 |
7 |
Trường THCS Chiềng Hoa |
01 Giáo viên Toán, 02 giáo viên Văn, 01 giáo viên Vật lý, 01 giáo viên Sinh học, 01 giáo viên Hóa học, 01 giáo viên Âm nhạc |
6 |
Trường PTDTBT THCS Chiềng Công |
02 giáo viên Văn, 02 giáo viên Toán, 01 giáo viên Công nghệ, 01 giáo viên Tiếng anh |
||||
5 |
Trường THCS Mường Chùm |
01 giáo viên Văn, 01 giáo viên Toán, 01 giáo viên Vật lý, 01 giáo viên Hóa học, 01 giáo viên Giáo dục công dân |
||||
3 |
Trường THCS Ngọc Chiến |
01 giáo viên Văn, 01 giáo viên Hóa học; 01 giáo viên Thể dục |
||||
4 |
Trường TH&THCS Chiềng Ân |
01 giáo viên Vật lý, 01 giáo viên Hóa học, 01 giáo viên Sinh học, 01 giáo viên Tin học |
ST |
Vị trí việc làm cần tuyển dụng/ Hạng chức danh nghề nghiệp |
Mã số chức danh nghề nghiệp |
Chỉ tiêu tuyển dụng |
Đơn vị tuyển dụng |
Ghi chú |
|
Tổng |
Chia ra |
|||||
3 |
Trường PTDTBT TH&THCS Chiềng Muôn |
01 giáo viên Vật lý, 01 giáo viên Tiếng anh, 01 giáo viên Thể dục |
||||
6 |
Trường TH&THCS Mường Trai |
02 giáo viên Toán, 01 giáo viên Văn, 01 giáo viên Tiếng anh, 01 giáo viên Tin học, 01 giáo viên Lịch sử |
||||
1 |
Trường TH&THCS Nặm Păm |
01 giáo viên Tin học |
||||
3 |
Trường TH&THCS Tạ Bú |
01 giáo viên Vật lý, 01 giáo viên Hóa học, 01 giáo viên Sinh học. |
||||
4 |
Kế toán viên |
06.031 |
1 |
1 |
Trường TH Chiềng Hoa |
|
5 |
Thư viện viên hạng III |
V.10.02.06 |
1 |
1 |
Trường PTDTBT THCS Chiềng Công |
|
6 |
Phóng viên hạng III |
V.11.02.06 |
2 |
2 |
Trung tâm truyền thông văn hóa |
|
Tổng số |
86 |
86 |
IV. PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN; HỒ SƠ TUYỂN DỤNG; THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Phiếu đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính 01 Phiếu đăng ký dự tuyển đăng ký vào 01 vị trí việc làm (02 nguyện vọng) theo đúng mẫu quy tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ.
Một số lưu ý:
– Người đăng ký dự tuyển viên chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong phiếu.
– Trường hợp nộp theo đường bưu chính, thời gian tính theo ngày Phiếu đăng ký dự tuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Mường La.
2. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
(1) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:
a) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 do cơ quan có thẩm quyền cấp.
(2) Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
3. Thời gian, địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
a) Thời gian: Thời gian tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày 29/7/2024 đến hết ngày 27/8/2024 (trong giờ hành chính, sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30, trừ các ngày thứ bảy, chủ nhật).
b) Địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Mường La (địa chỉ: Tiểu khu 3, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Số điện thoại liên hệ: 0212.3830.606 hoặc 0212.3831.388).
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
Sẽ thông báo sau đến từng thí sinh dự tuyển.
VI. THU PHÍ TUYỂN DỤNG
Căn cứ Điều 4, Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, dự kiến mức thu phí tuyển dụng (xét tuyển) viên chức sự nghiệp công lập huyện Mường La năm 2024 dự kiến là 400.000 đồng/1 thí sinh.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ủy ban nhân dân huyện giao:
1. Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện huyện niêm yết công khai Thông báo tuyển dụng tại trụ sở làm việc.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn thí sinh viết, kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức đầy đủ theo mẫu quy định, tiếp nhận và bàn giao Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức theo quy trình quy định.
3. Giao Trung tâm Truyền thông – Văn hóa thông báo trên hệ thống Truyền thanh – Truyền hình huyện ít nhất trong 03 ngày liên tiếp kể từ ngày ban hành thông báo tuyển dụng.
4. Giao Văn phòng HĐND-UBND đăng tải Thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Mường La năm 2024 trên Trang thông tin điện tử của UBND huyện Mường La (địa chỉ: http://muongla.sonla.gov.vn).
5. Bưu điện huyện Mường La: Phối hợp với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện thực hiện dịch vụ bưu chính công ích trong việc trả kết quả tuyển dụng viên chức.
Mọi phản ánh, thắc mắc đề nghị liên hệ trực tiếp với Phòng Nội vụ qua số điện thoại: 022.3831.388 hoặc số điện thoại Bộ phận tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức: 0212.3830.606 trong giờ hành chính các ngày làm việc theo quy định để được giải đáp và hướng dẫn.
Trên đây là Thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp huyện Mường La năm 2024./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: muongla.sonla.gov.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La
-
Địa chỉ: Số 106, đường Thanh Niên, tổ 3, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
-
Điện thoại: 0212 3852 355
-
Website: http://sogiaoduc.sonla.gov.vn
-
Giám đốc: ông Nguyễn Huy Hoàng
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên là gì?
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.
2. Những lý do nên chọn nghề giáo viên
Giữ tâm trong sáng
Nghề giáo được đánh giá là một trong những nghề nghiệp tạo ra cho bạn môi trường hướng thiện nhiều nhất. Người thầy được ví như những “kĩ sư tâm hồn”, là người truyền đạt không chỉ tri thức mà còn là cách sống và đạo lý làm người cho các học trò. Cái “tâm” của người thầy sáng mới có thể khiến học trò cúi mình nể trọng, coi như tấm gương sáng. Dù bên ngoài cổng trường là bao bon chen, vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, tâm hồn ngây thơ của học trò đích thực là nơi khiến những người thầy sự bình yên để sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Nhận được sự yêu thương và nể trọng từ học trò
Một người thầy tốt sẽ luôn nhận được tấm lòng biết ơn của các thế hệ học trò và sự tôn trọng của xã hội. Những người thầy cô giáo, cần biết cách quan tâm đến mỗi học sinh của mình, tìm hiểu tâm tư của các em như một người bạn lớn. Làm nghề giáo, bạn sẽ có thể đón nhận những niềm vui bất ngờ, giản dị mà cảm động như một cuộc gọi điện hỏi thăm của một học trò cũ. Trao đi và nhận lại, cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tình yêu thương, dù bạn ở tuổi nào hay đang ở đâu.
Người thầy là người có ảnh hưởng lớn đến thể hệ trẻ
Là một nhà giáo, bạn có thể truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Người giáo viên chính là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Chính vì thế, để hỏi người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.
Dạy học là công việc rất có ý nghĩa
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui cho bản thân thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Với tư cách một người giáo viên, bạn còn có thể giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế hệ người lao động cho tương lai.
Hạnh phúc của người thầy là sự thành công của học trò
Nghề giáo sáng tạo nên những sản phẩm đặc biệt, đó là sự hiểu biết, lớn lên và thành công của con người. Người giáo viên không lấy tiền bạc mà lấy học trò là niềm hạnh phúc, sự tự hào của mình. Như người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông, người thầy giáo cũng dìu dắt bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức, lấy niềm vui cuối mỗi chuyến đò làm động lực cho mình.
3. Giáo viên là công chức hay viên chức?
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Từ đó, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ. Quy định về giáo viên thì theo Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.
4. Lương của giáo viên tính thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).
Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Ngoài ra, nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập về việc bãi bỏ một số khoản thu nhập của công chức, viên chức như sau:
- Khoản 1: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Khoản 2: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).
- Khoản 3: Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
- Khoản 4: Bên cạnh đó sẽ bãi bỏ khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
Theo đó, giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới như trên cũng như sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
5. Mô tả công việc của Giáo viên
Giảng dạy và phát triển nội dung học tập
Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị và truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các bài giảng phù hợp với từng độ tuổi và trình độ học sinh. Họ cần thiết kế giáo án theo chương trình đã đề ra, đảm bảo nội dung bám sát mục tiêu học tập nhưng vẫn sáng tạo và thú vị. Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cũng là một phần không thể thiếu trong công việc này.
Quản lý và đánh giá học sinh
Giáo viên có trách nhiệm theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm cả việc quản lý thời gian học trên lớp và đánh giá bài tập, bài kiểm tra. Họ cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan để đảm bảo học sinh được nhận xét công bằng và phản hồi kịp thời về tiến bộ hoặc khó khăn. Việc quản lý lớp học, giữ gìn kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực, hòa đồng là một phần thiết yếu để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những vấn đề học tập hoặc hành vi của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, họ cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh và ban giám hiệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tư vấn và hỗ trợ phát triển cá nhân cho học sinh
Bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên còn là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển cá nhân và định hướng tương lai. Họ cần lắng nghe và tư vấn về các vấn đề học tập, tâm lý hoặc xã hội mà học sinh gặp phải. Giáo viên cũng góp phần xây dựng kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đồng thời, họ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển năng khiếu và tìm ra điểm mạnh của bản thân. Sự quan tâm và khích lệ đúng mức sẽ giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện về cả mặt học tập lẫn cuộc sống.
6. Những khó khăn thường gặp của nghề giáo viên
Áp lực xã hội
Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và công nghệ thì việc giảng dạy học sinh của thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn của nghề giáo viên. Mọi lỗi sai, hay các phát biểu, ý kiến không đúng chuẩn mực đều có thể được phát tán lên trên các trang mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống của giáo viên. Do đó, có thể nói nghề giáo viên hiện nay đang chịu áp lực xã hội rất lớn, thầy cô giáo vô tình rơi vào cái hố sợ làm sai và chưa cống hiến hết sức mình cho công việc.
Soạn giáo án vất vả
Có thể nói đây là khó khăn của nghề giáo viên từ trước tới nay vẫn còn tồn tại. Bên cạnh các khó khăn về mặt tinh thần, thì nghề nhà giáo còn có khó khăn trong việc soạn giáo án và các bài giảng trước khi lên lớp. Để có thể giúp cho học sinh nắm bài nhanh và sâu thì các thầy cô thường chuẩn bị giáo án thật kỹ tối hôm trước để bài giảng được tốt nhất. Thông thường, công việc này thường được các thầy cô thực hiện sau giờ dạy. Do đó, có thể nói đây là một trong những nhược điểm, khó khăn của nghề giáo viên.
Trách nhiệm dạy học cao
Như đã phân tích ở trên, nghề nhà giáo là nghề giúp mang lại con chữ, con số và các kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì vậy, thầy cô giáo luôn mang trên vai mình trọng trách của một người lái đò đầy trách nhiệm. Để làm sao có thể giúp các học sinh đều học những kiến thức sách vở hữu ích, bên cạnh cách học về đạo đức và làm người sâu sắc, trở thành người có ích cho xã hội.
Khắt khe về chuẩn mực
Nhắc đến những thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên thì không thể không nhắc tới khó khăn về mặt chuẩn mực của người làm nghề giáo. Mọi người luôn quá khắt khe về chuẩn mực đặt ra đối với nghề giáo. Các chuẩn mực có thể được kể đến ở đây như: cách ăn mặc, đi đứng, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tình cảm,…
Công tác xa nhà
Đối với các thầy cô giáo mầm non thì thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên mầm non còn là vấn đề công tác xa nhà. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế nghèo và kém phát triển. Thầy cô giáo ở đây đa số đều phải công tác xa nhà, để có thể mang lại từng con chữ cho các em học sinh nhỏ xa xôi, vượt khó học tập. Bên cạnh đó, còn khó khăn rất nhiều trong việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Điều này càng làm cho việc dạy học trở nên khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
Giáo viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 117 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên
Mức lương bình quân của Giáo viên đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giảng viên: 15 - 30 triệu đồng/tháng
- Gia sư: 4 - 8 triệu đồng/tháng
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ tham gia vào quá trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên chính, thực hành các kỹ năng sư phạm và quản lý lớp học. Vị trí này cho phép bạn học hỏi từ thực tiễn, chuẩn bị cho những thách thức trong môi trường giáo dục. Bạn cũng sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động lớp học.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên thực tập là bước đầu quan trọng để bạn làm quen với nghề giáo và xây dựng nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
2. Giáo viên bộ môn
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm
Ở vị trí giáo viên bộ môn, bạn sẽ giảng dạy chuyên sâu một môn học cụ thể, thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Bạn cần theo dõi tiến độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra và bài tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học của mình.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên bộ môn mang đến nhiều cơ hội để bạn phát triển chuyên môn và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn khẳng định mình và đóng góp vào chất lượng giáo dục.
3. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 – 5 năm
Khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bạn cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và những vấn đề liên quan đến học sinh. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
4. Tổ trưởng bộ môn
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Ở vị trí tổ trưởng bộ môn, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm giáo viên trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy của môn học. Bạn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên môn, đánh giá và hỗ trợ các giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Xem thêm: