Căn cứ Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc về việc tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Sa Đéc năm 2024. Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024 ngạch chuyên viên như sau:
I. SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH CÔNG CHỨC TUYỂN DỤNG
1. Tổng số công chức tuyển dụng: 14 công chức.
2. Số lượng tuyển dụng theo từng chức danh công chức:
– Công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự: 01 công chức.
– Công chức Văn phòng – Thống kê: 04 công chức.
– Công chức Tài chính – Kế toán: 04 công chức.
– Công chức Văn hóa – Xã hội: 02 công chức.
– Công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường (xã); Công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường (phường): 03 công chức. Trong đó:
+ Lĩnh vực địa chính: 01 chỉ tiêu
+ Lĩnh vực Xây dựng: 01 chỉ tiêu
+ Lĩnh vực Nông nghiệp: 01 chỉ tiêu
(Kèm theo Phụ lục I)
II. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG
1. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển
Người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức cấp xã:
a) Có một Quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên. Riêng đối với người đăng ký dự tuyển chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thì công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40;
c) Có Phiếu đăng ký dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
đ) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
e) Trong diện quy hoạch chức danh Chỉ huy trưởng (đối với người đăng ký tuyển dụng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự)
g) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, cụ thể như sau:
– Chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự: Tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.
– Chức danh công chức Văn phòng – Thống kê: Tốt nghiệp đại học trở lên của các ngành Hành chính công, Lưu trữ – Quản trị văn phòng; Tổ chức, Quản trị nhân lực, Quản lý Nhà nước, Luật, Văn thư – lưu trữ, Lưu trữ học, Thông tin thư viện, Ngữ văn, Việt Nam học, các ngành Công nghệ thông tin, Kinh tế kế hoạch, thống kê, Quản lý kinh tế, các ngành hành chính, Xây dựng Đảng – Chính quyền nhà nước, Quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo.
– Chức danh công chức Tài chính – Kế toán: Tốt nghiệp đại học trở lên của các ngành Tài chính – kế toán, Kế toán – kiểm toán, Kế toán, Tài chính – ngân hàng, Tài chính Nhà nước, các ngành tài chính, kế toán.
– Chức danh công chức Văn hóa – Xã hội: Tốt nghiệp đại học trở lên của các ngành Quản lý văn hóa, Thông tin tuyên truyền, Văn hóa, Thông tin học, Báo chí – tuyên truyền, Quản lý văn hóa – tư tưởng, Phát thanh – truyền hình, Luật, Tuyên giáo, Lịch sử, Việt Nam học, Ngữ văn, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý xã hội, Âm nhạc, Quản lý nghệ thuật, Quản lý du lịch, Kinh doanh du lịch và Thương mại du lịch, các ngành Thể dục, thể thao, điện tử – viễn thông và các ngành công nghệ thông tin, Nhân học, Lao động – xã hội, Kinh tế lao động, Lao động – tiền lương.
– Công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường (đối với xã) và công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường (đối với phường). Gồm công chức phụ trách lĩnh vực địa chính và công chức phụ trách lĩnh vực xây dựng, cụ thể như sau:
+ Công chức phụ trách lĩnh vực địa chính: Tốt nghiệp đại học trở lên của các ngành Địa chính, Quản lý đất đai, Khoa học đất, Trắc địa bản đồ, Địa chất công trình.
+ Công chức phụ trách lĩnh vực xây dựng: Tốt nghiệp đại học trở lên của các ngành Xây dựng, Kiến trúc và Quy hoạch, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Kỹ thuật đô thị, Kỹ thuật công trình giao thông, Quản lý công trình giao thông, cầu đường, các ngành xây dựng.
+ Công chức phụ trách lĩnh vực nông nghiệp: Tốt nghiệp đại học trở lên của các ngành nông nghiệp.
Ngoài các điều kiện nêu trên, công chức phải đáp ứng đủ các điều kiện khác theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG, LỆ PHÍ DỰ TUYỂN
1. Hồ sơ đăng ký tuyển dụng
a) Phiếu đăng ký dự tuyển.
b) 01 ảnh cỡ 4 x 6 và 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người dự tuyển.
c) Bằng tốt nghiệp theo yêu cầu của từng chức danh công chức nêu trên (bản photo).
d) Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
đ) Văn bản quy hoạch chức danh Chỉ huy trưởng (áp dụng đối với người đăng ký dự tuyển vào chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trên địa bàn thành phố Sa Đéc).
Hồ sơ đăng ký dự tuyển để trong túi đựng hồ sơ.
2. Thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển
Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 25/3/2024 đến hết ngày 23/4/2024
– Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: Phòng Nội vụ thành phố Sa Đéc (Địa chỉ: 530A, đường Nguyễn Sinh Sắc, khóm 5, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
– Số điện thoại của Phòng Nội vụ: 0277 3861820 hoặc cá nhân tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: 0946 797 595 gặp ông Huỳnh Văn Ngọc (chuyên viên Phòng Nội vụ).
3. Lệ phí dự tuyển
Lệ phí dự tuyển tạm thu là 500.000 đồng/thí sinh. Tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký thực tế sẽ áp dụng mức thu phù hợp quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
IV. HÌNH THỨC, NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THI TUYỂN VÀ CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN TRONG TUYỂN DỤNG
1. Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển
Thi tuyển công chức cấp xã được thực hiện theo 2 vòng thi:
a) Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên giấy. Nội dung thi trắc nghiệm gồm 03 phần, thời gian thi như sau:
– Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút.
– Phần II: Ngoại ngữ (tiếng Anh), 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh. Thời gian thi 30 phút.
– Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh. Thời gian thi 30 phút.
– Miễn phần thi ngoại ngữ (tiếng Anh) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp Đại học (Cử nhân) trở lên chuyên ngành Anh Văn.
– Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
– Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu hỏi trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Riêng đối với tuyển dụng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
b) Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức thi: Phỏng vấn
– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển.
– Thời gian thi: 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị).
– Thang điểm: 100 điểm.
2. Thời gian, địa điểm ôn thi và thi tuyển
– Thời gian tổ chức ôn thi và thi tuyển vòng 1: Dự kiến trong quý II năm 2024.
– Thời gian tổ chức thi tuyển vòng 2: Dự kiến trong Qúy III năm 2024.
– Địa điểm: Dự kiến tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thành phố Sa Đéc. (Thời gian, địa điểm ôn thi và thi tuyển sẽ thông báo cụ thể và chính thức sau)
3. Ưu tiên trong tuyển dụng:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Riêng đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 24 tháng trở lên đã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2
đ) Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Thông báo này công khai trên Trang thông tin điện tử thành phố Sa Đéc tại địa chỉ: http://sadec.dongthap.gov.vn, trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân các xã, phường trên địa bàn thành phố Sa Đéc./.
***** Đính kèm:
–Sa Dec-8-10Phiếu đăng ký dự tuyển
Nguồn tin: sadec.dongthap.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Đồng Tháp. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên tài chính là gì?
1. Nhân viên tài chính là gì?
Nhân viên tài chính (Financial Officer) thường được hiểu là các cá nhân làm việc trong công ty tài chính. Người liên quan trực tiếp đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng. Nhân viên tài chính là những người hỗ trợ công ty những công việc thuộc lĩnh vực tài chính. Các Nhân viên tài chính không chỉ làm việc tại các công ty tài chính mà có thể làm việc tại các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, công ty chứng khoán,… Vai trò của họ là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp này. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Chuyên viên hoạch định tài chính, Nhân viên kế hoạch và phân tích tài chính, Nhân viên phân tích tài chính,...
2. Lương Nhân viên tài chính có cao không?
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân viên tài chính, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên tài chính. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên tài chính theo số năm kinh nghiệm cũng khá cao
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh tài chính |
2.400.000 – 4.600.000 đồng/tháng |
1 – 3 năm |
Nhân viên tài chính |
6.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Chuyên viên tài chính |
12.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng |
5 – 7 năm |
Trưởng phòng tài chính |
18.000.000 – 35.000.000 đồng/tháng |
3. Mô tả công việc của nhân viên tài chính ở các vị trí phổ biến
Nhân viên tài chính ngân hàng
- Thực hiện tìm hiểu và kiểm tra tính chính xác liên quan đến thông tin, tình hình tài chính của khách hàng, doanh nghiệp.
- Lên các bản kế hoạch, chiến lược liên quan đến việc sử dụng tài chính hiệu quả. Những bản kế hoạch này cần dựa vào những mục tiêu chung mà doanh nghiệp muốn hướng tới, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
- Thực hiện tính toán, hạch toán những khoản chi phí liên quan, các khoản rủi ro có thể gặp khi doanh nghiệp thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào.
- Đảm bảo cho các hoạt động tiền tệ, tài chính của doanh nghiệp luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Lên các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn vốn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp đối với ngành ngân hàng, tài chính
Nhân viên phân tích tài chính
- Thiết lập, thẩm định các thông tin liên quan đến tài chính đối với các dự án của doanh nghiệp.
- Thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến việc phân tích và đánh giá tài chính. Những thông tin này có thể bao gồm các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, xu hướng phát triển và giải pháp khắc phục khó khăn tài chính của doanh nghiệp.
- Tiến hành lên kế hoạch và đưa ra các phương án huy động vốn cũng như tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Xây dựng quy trình quản lý nguồn tài chính cho doanh nghiệp một cách hợp lý và chặt chẽ.
Nhân viên tài chính dự án
- Lập hồ sơ huy động vốn kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu phát triển các dự án:
- Lập mô hình tài chính và báo cáo thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư; Lập hồ sơ giải ngân vốn/huy động theo phương án được phê duyệt
- Thực hiện việc thu thập hồ sơ cung cấp cho các tổ chức tài chính tiến hành huy động vốn
- Thực hiện Huy động vốn từ các đối tác bên ngoài: ngân hàng, công ty định giá, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính phi ngân hàng…
- Rà soát các văn kiện tín dụng, văn kiện thế chấp liên quan đến tài sản thế chấp.
- Hỗ trợ bộ phận liên quan các công tác sau giải ngân
4. Nhân viên tài chính cần học những gì?
Để có thể ứng tuyển vị trí nhân viên tài chính doanh nghiệp, ứng viên phải tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên ở các chuyên ngành như Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh hay một số ngành liên quan khác. Đây là điều kiện tiên quyết bởi bạn cần phải có vốn kiến thức chuyên sâu về tài chính thì mới có thể thực hiện tốt công việc này. Thực tập sinh Phân tích tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các loại dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhân viên tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng trên cả nước là:
- Học viện Tài chính.
- Học viện Ngân hàng.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Công nghiệp.
- Đại học Ngoại thương.
- Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
- Đại học Công nghệ TP.HCM.
- Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM.
- Đại học Quốc tế, ĐHQG TP.HCM,v.v
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm giao dịch viên ngân hàng thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
5. Khó khăn của công việc Nhân viên tài chính
Công nghiệp mang tính chu kỳ
Một trong những nhược điểm chính của việc làm nhà phân tích tài chính là có thể có sự đảm bảo công việc kém vì ngành này có tính chu kỳ. Các công ty môi giới và ngân hàng thường tuyển dụng rầm rộ khi nền kinh tế hoạt động tốt nhưng lại sa thải một tỷ lệ đáng kể nhân viên trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Mặc dù một số bộ phận tài chính không bị ảnh hưởng bởi việc sa thải, nhưng rất ít công việc trong ngành dịch vụ tài chính được đảm bảo khi xảy ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đây có thể là một rào cản khó vượt qua khi cân nhắc gia nhập ngành tài chính.
Chịu nhiều căng thẳng
Như đã đề cập, trở thành nhà phân tích tài chính có thể là một tình huống căng thẳng cao độ và bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng sau khi phân tích một bộ thông tin cụ thể. Có thời hạn, hạn ngạch chặt chẽ và áp lực rất lớn. Nhiều người tham gia vào lĩnh vực này và cảm thấy khó thích nghi với cách làm việc và lối sống này. Tuy nhiên, nếu bạn có thể vượt qua sự điều chỉnh ban đầu này và có thể theo kịp yêu cầu của nghề nghiệp này, thì đó có thể là một công việc cực kỳ sinh lợi và bổ ích. Không giống như các nghề nghiệp lấy tiền làm trung tâm khác, các nhà phân tích tài chính xử lý nền kinh tế toàn cầu và địa phương, thị trường chứng khoán và các lĩnh vực biến động lớn khác.
Áp lực KPI
Các nhân viên tài chính liên tục được yêu cầu phải đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu của công ty theo một thời hạn nhất định, điều này dẫn đến mức độ căng thẳng cao. Một phần của việc này là luôn tìm kiếm khách hàng mới, vì vậy việc kết hợp mạng lưới với các trách nhiệm công việc hàng ngày của bạn có thể là một thách thức. Do đó, phần lớn nguồn lực tài chính và vật chất của bạn sẽ được dành cho việc xây dựng và duy trì cơ sở khách hàng.
Không dành cho người không thích những con số
Tất cả các quyết định mà nhà phân tích tài chính đưa ra đều dựa trên việc phân tích các con số. Vì vậy, nếu bạn ghét làm toán cơ bản và thấy làm việc với những con số thật nhàm chán thì đây sẽ là lựa chọn nghề nghiệp cuối cùng của bạn. Các nhà phân tích tài chính làm việc với các con số cả ngày trên bảng tính, vé và các chương trình phần mềm độc quyền khác để đưa ra các quyết định quan trọng có tác động trực tiếp đến tiền bạc của tổ chức hoặc cá nhân.
Tính phức tạp và cẩn thận
Lĩnh vực Tài chính ngân hàng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong việc phân tích số liệu, dữ liệu và thông tin tài chính. Những quyết định sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và khách hàng.
Sự biến động của thị trường
Ngành Tài chính ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế và biến động thị trường. Thay đổi kinh tế, chính sách tài chính và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có thể tác động đáng kể đến hoạt động của ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên tài chính đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên tài chính lương cao
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng tài chính mới cập nhật
Nhân viên tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
117 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên tài chính?
Mô tả công việc của Nhân viên tài chính
Dựa trên quy mô của một công ty, các nhiệm vụ của Nhân viên tài chính của công ty đó khác nhau:
Kế toán tổng hợp
Nhân viên tài chính là người chịu trách nhiệm hạch toán các hình thức doanh thu và chi phí khác nhau cho một doanh nghiệp. Các thông tin về tài chính phải đảm bảo tính nhất quán, công khai và họ cũng có trách nhiệm giải trình để tất cả các bên quan tâm có thể hiểu được. Dựa vào đó, lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính tốt nhất. Công việc “kế toán” mà Nhân viên tài chính đảm nhận thường bao gồm: xử lý séc, quản lý các khoản phải trả và phải thu, xác nhận ngân hàng.
Lập và phân tích ngân sách
Nhân viên tài chính cần lập kế hoạch, phân tích ngân sách và đưa ra những lời tư vấn hữu ích để giúp các nhà quản lý hình thành một kế hoạch và lộ trình cho tương lai. Việc lập ngân sách tài chính chính xác sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cắt giảm chi phí, tăng giá, giảm sản phẩm cụ thể. Nhờ đó đảm bảo tài chính và quản lý vốn lưu động tốt hơn. Trong doanh nghiệp thiên về đầu tư tài chính, nhân viên tài chính còn giúp khách hàng lập kế hoạch tài chính cho tương lai bằng cách đưa ra các giải pháp đầu tư, đánh giá rủi ro và tư vấn về chiến lược đầu tư.
Quản lý dòng tiền
Nhân viên tài chính cũng có nhiệm vụ quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đưa ra kế hoạch chi tiêu, quản lý ngân sách, định hướng đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Mục đích của việc quản lý dòng tiền là đảm bảo doanh nghiệp có đủ tài chính để chi trả các khoản nợ, các chi phí hoạt động và đầu tư vào các dự án mới. Nhân viên tài chính cũng cần đưa ra các dự đoán về dòng tiền trong tương lai để giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư và kế hoạch tài chính hiệu quả.
Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một trong những công việc quan trọng của Nhân viên tài chính. Việc phân tích tài chính giúp họ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính như: lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nợ phải trả,… Từ những kết quả có được, họ sẽ giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định hoặc chiến lược về đầu tư, quản lý dòng tiền và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
Kiểm toán và Quản lý rủi ro
Dù không phải là nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp nhưng Nhân viên tài chính phải thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính và đảm bảo rằng chúng đầy đủ, chính xác, và tuân thủ các quy định kế toán và tài chính. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Nhân viên tài chính cũng phải xác định rủi ro rủi ro liên quan đến đầu tư, vay tiền và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Nhân viên tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Nhân viên tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Nhân viên tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối với một Nhân viên tài chính, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Nhân viên tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Nhân viên tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 1 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tài chính | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên tài chính | 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng tài chính | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng tài chính | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Giám đốc tài chính | 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên tài chính và các ngành liên quan:
- Nhân viên phân tích tài chính: 13.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tài chính
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tài chính
Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Phó phòng tài chính
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Trưởng phòng tài chính
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chính là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tài chính với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
5. Giám đốc tài chính
Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.
>> Đánh giá: Việc làm Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
5 bước giúp Nhân viên tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Nhân viên tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Nhân viên tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Nhân viên tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Nhân viên tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Nhân viên tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.