Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Chào đón, hướng dẫn khi khách đến và chào khi khách ra về
- Chịu trách nhiệm công việc tắt mở đèn lobby, tiền sảnh đúng theo quy trình và linh động thay đổi khi cần thiết
- Điều tiết các loại xe khách lưu thông ra - vào hợp lý và thông thoáng
- Đề cao cảnh giác những hành vi trộm cắp, phá hoại tài sản, phát hiện những trường hợp sai phạm nội quy Công ty để kịp thời báo cáo với cấp trên
- Đảm bảo công việc tại vị trí trực và xử lý các sự cố về an ninh, PCCC, an toàn lao động trong công ty
- Nhạy bén xử lý các tình huống phát sinh của khách hàng, kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp xử lý các tình huống ngoài khả năng
Yêu Cầu Công Việc
- Ngoại hình sáng, cân đối
- Có kinh nghiệm F&B, lễ tân, khánh tiết hoặc học chuyên ngành Hospitality là một lợi thế
- Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt
- Sức khỏe tốt, thời gian làm được xoay ca
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Trung cấp
- Độ tuổi: 18 - 30
- Lương: 6 Tr - 7 Tr VND
Với 22 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hội nghị, yến tiệc và nhà hàng, Công Ty Cổ Phần In Holdings đã khẳng định uy tín của mình qua việc xây dựng và phát triển thành công những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này tại Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành lựa chọn ưu tiên của các khách hàng, công ty trong nước và quốc tế như: GEM Center, trung tâm hội nghị White Palace Hoàng Văn Thụ, trung tâm tổ chức sự kiện và triển lãm White Palace Phạm Văn Đồng, nhà hàng The Log, W Gourmet. Để có được thành công đó, Công Ty Cổ Phần In Holdings đã từng bước xây dựng cơ cấu tổ chức và hệ thống các công ty thành viên chuyên biệt nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Công Ty Cổ Phần In Holdings gồm các công ty thành viên là PQC Convention, Phú Quý Thủy Mộc, PQC Vạn Xuân, PQC Hotel & Restaurant tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của các công ty, góp phần mang lại hiệu quả cho việc đầu tư, phát triển, quản lý và khai thác hiệu quả các dự án trong ngành công nghệ hiếu khách và ẩm thực. Lợi thế từ đội ngũ hơn 2,500 nhân sự cơ hữu đã có kinh nghiệm phục vụ sự kiện, yến tiệc cấp cao của các sở, ban, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và các công ty trong và ngoài nước, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng của mình những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo. Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hiếu khách, PQC luôn được xây dựng trên một nền tảng rất nhân bản. Tại PQC, con người được xác định là nhân tố then chốt để tạo nên các giá trị thành công, vì thế, chúng tôi quan tâm đến đội ngũ nhân sự của mình trên mọi phương diện. Gia nhập PQC, các bạn sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động với nhiều cơ hội thăng tiến & phát triển nghề nghiệp.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,….
- Được tham gia bảo hiểm tai nạn cá nhân
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hằng năm
- Party kỷ niệm công ty, sinh nhật sếp, tiệc cuối năm, các ngày sự kiện….
Lịch sử thành lập
- Thành lập năm 2019
Mission
Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hiếu khách, PQC luôn được xây dựng trên một nền tảng rất nhân bản. Tại PQC, con người được xác định là nhân tố then chốt để tạo nên các giá trị thành công, vì thế, chúng tôi quan tâm đến đội ngũ nhân sự của mình trên mọi phương diện.
Review In Holdings
Công ty rất tệ không đáng vào làm (RV)
Làm tăng ca mà không có lương, phúc lợi nhân viên không cao (rw)
Trả lương bèo bọt mà thích OT ko lương. (rw)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên lễ tân là gì?
1. Nhân viên lễ tân là gì?
Nhân viên lễ tân là một trong những vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ khách hàng. Người làm công việc này thường đóng vai trò như một điểm tiếp xúc đầu tiên giữa khách hàng và tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của lễ tân không chỉ đơn giản là chào đón và hướng dẫn khách đến đúng nơi, mà còn bao gồm việc cung cấp thông tin hữu ích, trả lời thắc mắc và giải quyết vấn đề nếu có. Họ cũng có thể quản lý cuộc gọi điện thoại đến, đặt phòng hoặc dịch vụ, và thực hiện các tác vụ quản lý lịch trình. Nhân viên lễ tân cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kiên nhẫn và thân thiện để tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức.
2. Cách tính lương và các công việc của Nhân viên lễ tân
Cách tính lương Nhân viên lễ tân theo trình độ
Mức lương của Nhân viên lễ tân cũng giống như mức lương của các công việc khác nên ở mỗi trình độ bằng cấp khác nhau thì Nhân viên lễ tân lại nhận được những mức lương khác nhau:
Trình độ | Mức lương |
Cao đẳng | 8.000.000 - 10.000.000 triệu/tháng |
Đại học | 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
Cao học | 10.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng hoặc cao hơn. |
Cách tính lương Nhân viên lễ tân theo số năm kinh nghiệm
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân viên lễ tân, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên lễ tân. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên lễ tân theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Nhân viên lễ tân | 4.000.000 - 7.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Nhân viên lễ tân | 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên lễ tân | 15.000.000 - 18.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Quản lý lễ tân | 18.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng |
Mô tả công việc Nhân viên lễ tân
Nhân viên lễ tân trong khách sạn
Trong khách sạn, nhân viên lễ tân là bộ mặt của khách sạn. Họ làm nhiệm vụ đón tiếp khách đến nhận phòng, hỗ trợ khách trong quá trình check-in, cung cấp thông tin về dịch vụ, tiện ích trong khách sạn và giải quyết các yêu cầu, thắc mắc của khách. Các nhiệm vụ này bao gồm:
-
Chào đón khách, xác nhận thông tin đặt phòng.
-
Hỗ trợ khách trong việc nhận phòng và trả phòng.
-
Cung cấp thông tin về dịch vụ và tiện ích của khách sạn.
-
Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (gọi taxi, đặt tour, v.v.).
-
Giải quyết khiếu nại và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Nhân viên lễ tân trong văn phòng
Ở các văn phòng công ty, nhân viên lễ tân đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chuyên nghiệp và tổ chức. Họ thường là người đầu tiên mà khách hàng hoặc đối tác gặp khi đến công ty. Công việc của họ có thể bao gồm:
-
Tiếp đón khách đến công ty và thông báo cho các bộ phận liên quan.
-
Nhận và chuyển tiếp các cuộc gọi, thư từ, bưu kiện.
-
Hỗ trợ công tác hành chính, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
-
Quản lý lịch trình và các cuộc hẹn của lãnh đạo hoặc bộ phận khác.
Nhân viên lễ tân trong nhà hàng
Trong môi trường nhà hàng, nhân viên lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp khách, hướng dẫn khách đến bàn và đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời ngay từ khi bước vào cửa. Một số công việc cụ thể bao gồm:
- Chào đón và hướng dẫn khách vào bàn.
- Xử lý đặt chỗ, thông báo với các bộ phận khác.
- Đảm bảo không gian nhà hàng luôn sạch sẽ và thoải mái.
- Giải quyết các yêu cầu của khách, từ món ăn, thức uống đến yêu cầu đặc biệt khác.
3. Lễ tân khách sạn, nhà hàng cần bằng cấp gì?
Để trở thành một lễ tân giỏi bạn sẽ phải trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, đặc thù của vị trí này chắc chắn sẽ yêu cầu về ngoại hình và khả năng giao tiếp. Vì thế hãy luyện tập khả năng giao tiếp, đặc biệt là ngoại ngữ. Hiện nay chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên ngành “lễ tân”. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể theo học các ngành như quản trị nhân lực, du lịch - khách sạn, quản trị nhà hàng... để được trang bị các kiến thức về vị trí này. Một lựa chọn khác là học các khóa học nghiệp vụ lễ tân chuyên nghiệp. Những khóa học nghề như này sẽ có thời gian ngắn hơn và được thực hành nhiều hơn là theo học các chương trình đào tạo chính quy.
Các trường đào tạo ngành nhà hàng khách sạn tốt nhất Việt Nam hiện nay:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)
- Trường Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Thăng Long
- Trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
4. Lễ tân tiếng Anh là gì?
Theo từ điển Việt - Anh, lễ tân dịch sang tiếng Anh là Receptionist; đây là thuật ngữ thông dụng, được dùng nhiều nhất hiện nay tại các khách sạn; ngoài ra, lễ tân tiếng Anh còn có thể được dịch ra front desk clerk, front office clerk… Tùy theo đặc điểm công việc hay địa điểm làm việc sẽ có thêm các từ bổ sung để làm rõ nghĩa. Chẳng hạn:
- Lễ tân khách sạn là Hotel Receptionist
- Lễ tân nhà hàng là Restaurant Receptionist
- Lễ tân Spa là Spa Receptionist
- Trưởng bộ phận lễ tân là Front Office Manager (FOM)
- Giám sát lễ tân là Receptionist Supervisor hay Front Office Supervisor…
Ứng viên sẽ thường xuyên bắt gặp các chức danh/ tên gọi lễ tân tiếng Anh tương ứng như trên qua các tin tuyển dụng lễ tân.
5. Khó khăn thường gặp của công việc Nhân viên lễ tân
Khách cố tình gây khó dễ
Đây là tình huống không hiếm gặp trong ngành khách sạn, khi khách hàng có thể phàn nàn một cách không rõ ràng hoặc đưa ra những yêu cầu vô lý như để thử thách khả năng chịu đựng của nhân viên. Có lẽ không ít lần bộ phận lễ tân gặp phải tình huống một khách hàng phàn nàn về việc phòng không đủ yên tĩnh dù phòng đã được cách âm kỹ càng. Sau đó, họ đòi hỏi phòng miễn phí hoặc các dịch vụ đi kèm.
Khối lượng công việc không hề nhỏ
Theo thống kê, trong 1 ngày bất kỳ, trung bình mỗi nhân viên lễ tân khách sạn thường tiếp xúc với khoảng từ 100 - 300 con người và phải đảm bảo ấn tượng đầu tiên giữa họ với tất cả các vị khách là tích cực và hoàn toàn tốt đẹp; đó là chưa kể những ngày lễ tết hay mùa cao điểm du lịch, con số này sẽ tăng lên gấp 2, thậm chí gấp 3,4 hoặc rất nhiều lần.
Áp lực công việc vô cùng lớn
Lễ tân chịu trách nhiệm là mối liên hệ chính giữa khách hàng với các dịch vụ khách sạn - là người phục vụ và giải đáp toàn bộ thắc mắc lẫn phàn nàn của khách về chất lượng dịch vụ - luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng, nhanh chóng trả lời điện thoại, tuyệt đối không để khách chờ đợi trong bất kỳ tình huống nào, không được giả vờ không nhìn thấy khách đang cần giúp đỡ - tham khảo cho khách những địa điểm vui chơi trong khu vực, các chuyến xe di chuyển thuận tiện và nhanh chóng, các tour du lịch hấp dẫn, các sản phẩm lưu niệm hay ẩm thực đặc trưng của địa phương…
Ngôn ngữ giao tiếp đa dạng
Ngành du lịch Việt Nam ngày càng trở nên phát triển. Không chỉ thu hút khách trong nước mà ngày nay khách nước cũng rất quan tâm đến nước ta. Để đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu này, đòi hỏi nhân viên lễ tân phải trau dồi khả năng ngôn ngữ. Tốt nhất là thông thạo giao tiếp từ hai ngôn ngữ trở lên, ngoài tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy đây được xem là một trong những khó khăn của nghề lễ tân khách sạn.
Làm việc ca đêm
Làm việc ca đêm luôn là một phần công việc không thể thiếu của nhân viên lễ tân khách sạn. Bởi vậy đây là một điểm hạn chế đối với những người đã lập gia đình và có con. Hoặc bạn nên kết hôn muộn. Hoặc bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi phải cân bằng giữa gia đình và công việc. Tuy nhiên khi đã kinh nghiệm dày dặn, nhân viên lễ tân sẽ lên chức quản lý. Lúc này, việc quản lý, sắp xếp thời gian sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Nhân viên lễ tân có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
86 - 114 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên lễ tân
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên lễ tân, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên lễ tân?
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên lễ tân
Mức lương trung bình Nhân viên lễ tân tại Việt Nam khoảng từ 7 triệu - 15 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc thăng tiến vị trí Nhân viên lễ tân tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như khu vực địa lý, ngành nghề, quy mô của công ty, và cả mức độ kỹ năng và kinh nghiệm của từng cá nhân.
1. Thực tập sinh lễ tân
Mức lương: 1 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Thực tập sinh Lễ tân là khởi đầu của ngành lễ tân, mang lại nhiều cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng cá nhân, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng chịu áp lực cao. Đây là cơ hội tốt cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành dịch vụ và du lịch.
2. Nhân viên lễ tân
Mức lương: 7 - 9 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 4 năm
Đánh giá: Vị trí này giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, vì nhân viên lễ tân thường xuyên tương tác với khách hàng và đồng nghiệp. Công việc yêu cầu sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng tổ chức cá nhân. Tiếp xúc với nhiều khách hàng từ các ngành nghề và nền văn hóa khác nhau, nhân viên lễ tân có cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức.
3. Giám sát lễ tân
Mức lương: 8 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 4 - 6 năm
Đánh giá: Giám sát lễ tân chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của toàn bộ đội ngũ lễ tân, bao gồm việc đào tạo và phát triển nhân viên, điều này có thể gây áp lực lớn. Vị trí này đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm và cứng như quản lý, giao tiếp, giải quyết vấn đề, và thường xuyên phải cập nhật kiến thức mới. Với trách nhiệm lớn hơn, giám sát lễ tân thường phải đối mặt với áp lực công việc cao, đặc biệt khi phải giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc xử lý khiếu nại từ khách hàng.
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên lễ tân
Yêu cầu về trình độ học vấn và chuyên môn
Nhân viên lễ tân là công việc không quá quan trọng bằng cấp, hầu hết các công ty tuyển dụng nhân viên lễ tân chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông hay có ứng viên có bằng cấp liên quan đến quản trị khách sạn, du lịch hoặc dịch vụ.
Yêu cầu về kỹ năng và ngoại ngữ
- Kỹ năng giao tiếp tốt, cả bằng lời nói và viết.
- Khả năng lắng nghe và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh).
- Ưu tiên ứng viên biết thêm nhiều ngoại ngữ khác.
Yêu cầu về ngoại hình và tác phong
- Ngoại hình ưa nhìn, gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong chuyên nghiệp, lịch sự.
Xem thêm: