Mô tả công việc
Đảm nhận huấn luyện cách sử dụng các thiết bị đo cho nhân viên vận hành máy.
Tiến hành xem xét bản vẽ và đưa ra quy trình công nghệ để sản xuất.
Tiếp nhận thông tin về bản vẽ.
Thực hiện các bước ban đầu để chạy quy trình sản xuất như:
Lập trình CNC.
Vẽ lại bản vẽ, xem xét các kích thước, dung sai của chi tiết.
Làm đồ gá.
Đối với sản phẩm đã sản xuất thì xem xét bản vẽ, quy trình cũ xem có thay đổi hay không rồi tiến hành sản xuất.
Đối với sản phẩm mới:
Chạy mẫu trước, trình GĐSX phê duyệt quy trình công nghệ.
Ban hành quy trình công nghệ sau khi được phê duyệt.
Tính toán và đưa ra quy trình công nghệ.
Tiến hành chỉnh sửa bản vẽ, quy trình công nghệ khi có yêu cầu từ GĐSX.
Quản lý trang thiết bị và phương tiện sản xuất
Thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa kịp thời.
Phấn đấu đạt mục tiêu của Trường Bộ Phận đề ra.
Yêu cầu công việc
Có kinh nghiệm về chuyên môn trong lĩnh vực cơ khí.
Sử dụng thành thạo các phần mềm cơ khí như: AutoCAD, Pro- E, MasterCam, Solidwork, v.v.
Có kinh nghiệm lập trình cho máy CNC.
Quyền lợi
Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN theo lương
Lương thỏa thuận theo năng lực ứng viên
Có xe đưa đón nhân viên tại Đà Nẵng
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, đồng nghiệp thân thiện, có cơ hội phát huy năng lực làm việc
Hỗ trợ cơm trưa 30.000đ/ca
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-24 01:20:02
CÔNG TY TNHH AMERICA QUARTZ TECHNOLOGY đã hoạt động được 13 năm ở Bình Dương.
Do nhu cầu mở rộng sản xuất. Chủ Đầu Tư mở thêm một nhà máy sản xuất tại Khu Kinh Tế Chân Mây Lăng Cô, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Doanh nghiệp xin thành lập dưới hình thức là doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư là 100% vốn nước ngoài.
Sản xuất các bộ phận, chi tiết bằng thạch anh, ceramic, silicon, aluminum, stainless steel, pyrex, sapphire, vespel và bằng các chất bán dẫn khác cho các loại máy móc, thiết bị trong ngành điện tử và bán dẫn
Sản xuất nguyên liệu silicon và các chất bán dẫn khác cho ngành điện tử và bán dẫn.
Thị trường các quốc gia Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á như Hoa Kỳ, ...
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHYT, BHXH, BHTN
- Hưởng quyền lợi bảo hiểm 24/7
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Team building theo quý
- Các hoạt động vui chơi, giải trí, ca hát thường xuyên
- Thể thao: Đá bóng, bóng chuyền,..
Lịch sử thành lập
- Công ty được thành lập năm 2010
Mission
Các mục tiêu chúng tôi đặt ra cho chương trình bền vững phản ánh trực tiếp tầm nhìn của chúng tôi về việc đảm bảo một tương lai lành mạnh hơn cho ngành
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên R&D là gì?
1. Nhân Viên R&D là gì?
Nhân viên R&D là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị cơ điện bao gồm các công cụ, động cơ, máy móc. Chính bởi công việc đòi hỏi độ kỹ thuật cao nên kỹ thuật viên cơ điện cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhất định. Bên cạnh đó những công việc như Chuyên viên phát triển sản phẩm, Nhân viên phân tích & nghiên cứu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Lương và mô tả các công việc của Nhân Viên R&D
Lương của Nhân viên R&D hiện nay
Năm kinh nghiệm | Mức lương trung bình |
Dưới 2 năm kinh nghiệm | 10 - 20 triệu VNĐ/tháng |
2-5 năm kinh nghiệm | 20 - 35 triệu VNĐ/tháng |
5-10 năm kinh nghiệm | 35 - 50 triệu VNĐ/tháng |
Trên 10 năm kinh nghiệm | 50 - 80 triệu VNĐ/tháng |
Mức lương của nhân viên R&D thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, và vị trí địa lý. Các chuyên ngành đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và có nhu cầu lớn như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, và công nghệ sinh học thường có mức lương cao hơn. Nhân viên R&D nên liên tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình để tăng cơ hội nhận được mức lương cao hơn và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Mô tả công việc của Nhân viên R&D
Nhân viên R&D đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Họ không chỉ giúp công ty phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn cải tiến các quy trình sản xuất để tăng hiệu quả và giảm chi phí. Các công việc phổ biến của nhân viên R&D bao gồm:
- Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm): hoạt động này hoặc nhằm mục đích tạo ra sản phẩm mới (thiết kế, tính năng, chất liệu,…), hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại. Ví dụ, bộ phận R&D đã thực hiện nghiên cứu, phát triển để tạo nên kẹo Annabelle vị xoài muối ớt phù hợp với khẩu vị xu hướng ăn uống của giới trẻ Việt.
- Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ): hoạt động này nhằm tạo ra những công nghệ mới để cải tiến những sản phẩm hiện thời. Ví dụ như công nghệ chiết xuất hương liệu trong ngành sản xuất thực phẩm, thức uống,…
- Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì): bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết thương hiệu cũng như phần nào hiểu về tính năng của sản phẩm. Thế nên, đội R&D bao bì phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về bao bì sản phẩm, từ đó tạo nên những sản phẩm vừa tốt về tính năng, vừa đẹp trong hình thức.
- Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình): có thể nói, đây là hình thức nghiên cứu – phát triển khác hẳn so với ba loại hình trên. Không nghiên cứu – phát triển sản phẩm hữu hình mà là hoạt động cải tiến một quy trình, cơ chế hoạt động,… Bởi lẽ, một quy trình được cải tiến sẽ mang đến hiệu suất cao hơn cho doanh nghiệp.
3. Nhân Viên R&D học ngành gì?
Để trở thành nhân viên R&D, bạn cần phải có bằng Cử nhân ở một trong các lĩnh vực như Hóa học, Vật lý, Dược hoặc Công nghệ sinh học, Kỹ thuật, Khoa học máy tính,…Có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển và các dòng sản phẩm bất kỳ. Có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường, các phần mềm về thiết kế bao bì cũng như sản phẩm, đặc biệt phải biết cách đọc bản vẽ kỹ thuật và sự hiểu biết kiến thức về kỹ thuật nghiên cứu ở trong phòng thí nghiệm khoa học.
Tình hình cơ hội việc làm R&D tại Việt Nam hiện nay đang trở nên hấp dẫn và đa dạng hơn bao giờ hết. Điều này có sự ảnh hưởng phần lớn từ các công ty trong và ngoài nước, đặc biệt là các công ty công nghệ và sản xuất, đang chú trọng vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ.
Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ hội việc làm R&D còn mở rộng sang nhiều ngành khác nhau như y tế, môi trường, thực phẩm, sản xuất,.... Điều này tạo điều kiện cho các chuyên gia R&D làm việc trong môi trường quốc tế và hợp tác với các đồng nghiệp toàn cầu, mở rộng mạng lưới chuyên môn và cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Thế nên, tiềm năng phát triển và cơ hội tuyển dụng trong lĩnh vực R&D tại Việt Nam đang vô cùng hấp dẫn và đa dạng, đặc biệt có lợi đối với các nhân viên R&D tiếng Anh tốt nhằm mục đích giao tiếp và hợp tác với các đối tác quốc tế.
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQGTPHCM (UIT)
- Trường Đại học RMIT Việt Nam
- Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
- Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
- Trường Đại Học FPT
4. Cơ hội và khó khăn của Nhân Viên R&D
Cơ hội
Thị trường lao động sôi động
Triển vọng của ngành R&D ở Việt Nam hiện nay cực kỳ cao và chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh. Một số ví dụ điển hình về các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Samsung, Vinamilk, Viettel, LG, Panasonic,... là các doanh nghiệp có bộ phận R&D xây dựng trên mô hình đạt chuẩn thế giới.
Thu nhập hấp dẫn
Nhân viên r&d có khả năng kiếm được thu nhập cao. Các vị trí chuyên môn và có kinh nghiệm thường đòi hỏi mức lương hấp dẫn. Hiện nay, cơ hội việc làm đối với ngành nghề này rất phổ biến. Rất nhiều công ty và tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở lĩnh vực này. Bởi hầu hết ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn đều phải liên tục đưa ra các thiết kế cũng như sản phẩm mới để ra mắt thị trường nên nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư R&D luôn rộng mở và đòi hỏi yêu cầu cao.
Cơ hội làm việc toàn cầu
Nhân viên r&d có thể làm việc ở nhiều nơi trên toàn thế giới, do lĩnh vực này có tính quốc tế cao và cần những chuyên gia có kiến thức rộng rãi và khả năng làm việc trong môi trường đa quốc gia. Lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các khái niệm điện tử, viễn thông và công nghệ liên quan. Nhân viên r&d có cơ hội phát triển kiến thức kỹ thuật rất mạnh.
Môi trường làm việc hiện đại và thú vị
Công việc của Nhân viên r&d thường diễn ra trong môi trường công nghệ cao và thú vị với cơ hội làm việc với các công cụ và thiết bị tiên tiến. Công việc của Nhân viên r&d thường đòi hỏi khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Họ có cơ hội tham gia vào việc tạo ra các giải pháp mới và đột phá trong lĩnh vực công nghệ.
Khó khăn
Áp lực cong việc dồn nén
R&D đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của một sản phẩm khi chúng được tung ra thị trường. Chính vì thế, công việc của nhân viên R&D sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực và căng thẳng.
Bên cạnh đó, bộ phận R&D sẽ phải làm việc nhiều với thông tin, nội dung, dữ liệu,… nên đòi hỏi sự chính xác và tính cập nhật cao. Điều này cũng gây nên không ít áp lực đối với các nhân viên làm việc trong bộ phận này.
Yêu cầu đổi mới liên tục
Không chỉ là những thông tin, dữ liệu khô cứng, chuyên viên R&D hoàn toàn có thể sáng tạo để mang đến những thông tin thú vị và truyền cảm hứng đến các bộ phận liên đới. Bên cạnh đó, họ cũng cần khả năng sáng tạo để đề xuất những định hướng, chiến lược sản phẩm để gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.
Luôn phải nghiên cứu người mua hàng tỉ mỉ
Sản phẩm tốt là một yếu tố quan trọng, nhưng nếu sản phẩm không đánh trúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu thì xem như vô nghĩa. Chính vì thế, bộ phận R&D nói chung và nhân viên R&D nói riêng phải luôn nghiên cứu và thấu hiểu tất tần tật mọi thông tin về khách hàng: độ tuổi, khu vực sinh sống, hành vi tiêu dùng, thu nhập… Một khi hiểu rõ đối tượng mua hàng, mọi yếu tố của sản phẩm phải luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên phân tích và nghiên cứu đang tuyển dụng
Nhân Viên R&D có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
118 - 182 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên R&D
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên R&D, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên R&D?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên R&D
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Thường là cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực R&D, chẳng hạn như Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật, Sinh học, Hóa học, hoặc lĩnh vực liên quan. Một số vị trí R&D cao cấp có thể yêu cầu có bằng tiến sĩ.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên cần có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực R&D cụ thể mà công ty đang hoạt động. Điều này có thể bao gồm kiến thức về công nghệ, phương pháp nghiên cứu, và quy trình phát triển sản phẩm.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng toán học tốt: Kỹ năng toán học và phân tích cơ bản thường là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với một Nhân viên R&D. Đặc biệt đối với những công việc liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu, thì kỹ năng này lại càng cần thiết.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Nhân viên R&D thường xuyên phải làm việc theo nhóm nên khả năng làm việc trong môi trường nhóm là rất quan trọng. Có được điều này, Nhân viên R&D sẽ có thể cộng tác tốt với nhiều đồng nghiệp và chuyên gia trong các dự án khác nhau.
- Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề: R&D thường liên quan đến giải quyết các vấn đề phức tạp, vì vậy khả năng tư duy logic và sáng tạo đối với một Nhân viên R&D là rất cần thiết.
- Khả năng viết: Là một thực tập sinh nên việc làm việc với giấy tờ, văn bản là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, Nhân viên R&D cần có khả năng viết để đảm bảo hoàn thành các đầu việc như viết báo cáo, tài liệu kỹ thuật, viết biên bản họp,...
Các yêu cầu khác
- Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu, phần mềm R&D, hoặc công cụ thống kê có thể là một lợi thế.
- Tuân thủ quy tắc an toàn và đạo đức nghiên cứu
- Nếu ứng viên có kinh nghiệm trước đó liên quan đến R&D thông qua dự án, công việc tương tự hoặc tham gia vào nhóm nghiên cứu, điều này có thể là một lợi thế lớn.
- Sự đam mê với công việc và sự sáng tạo trong việc đưa ra giải pháp mới có thể là một lợi thế quan trọng cho Nhân viên R&D.
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên R&D
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 2 năm | Thực tập sinh R&D | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Nhân viên R&D | 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Trưởng phòng R&D | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên R&D và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh R&D: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Trade Marketing: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Marketing Assistant:10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh R&D
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh R&D mới thường tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển dưới sự hướng dẫn của các nhân viên có kinh nghiệm hơn. Họ thường đảm nhận các nhiệm vụ hỗ trợ, thu thập dữ liệu, thực hiện thử nghiệm và phân tích kết quả.
>> Đánh giá: Thực tập sinh R&D là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực R&D và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Việc làm Thực tập sinh R&D với mức lương không quá cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên R&D
Mức lương: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Nhân viên R&D là người có kinh nghiệm cơ bản và năng lực chuyên môn trong công việc nghiên cứu và phát triển. Họ có khả năng tham gia vào việc thiết kế, phân tích dữ liệu, đánh giá kỹ thuật và đưa ra giải pháp. Nhân viên ở giai đoạn này có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm nhỏ hoặc hướng dẫn nhân viên mới.
>> Đánh giá: Nhân viên R&D sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty R&D. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Nhân viên R&D có tỉ lệ cạnh tranh cũng khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Trưởng phòng R&D
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng R&D hoặc Kỹ sư R&D cao cấp là những chuyên gia có kinh nghiệm rộng và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Họ có khả năng định hướng chiến lược cho phòng R&D, lãnh đạo các dự án quan trọng và quản lý nhóm công việc. Ngoài ra, họ cũng có thể đóng vai trò là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kỹ thuật và đóng góp vào việc định hình chiến lược phát triển của công ty.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên R&D có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Trưởng phòng R&D. Việc làm Trưởng phòng R&D với mức lương cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Nhân viên R&D thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao năng lực chuyên môn
Nắm vững kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực R&D mà bạn ứng tuyển, tham gia các khóa học chuyên sâu, đào tạo ngắn hạn để nâng cao kỹ năng chuyên môn, tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học kỹ thuật để trau dồi kinh nghiệm thực tế.
Rèn luyện và nâng cấp kỹ năng mềm
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm hiệu quả, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và sáng tạo, trau dồi kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng, công cụ nghiên cứu chuyên dụng, học thêm ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để có thể giao tiếp và tiếp cận nguồn tài liệu chuyên ngành phong phú hơn.
Tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
Tìm kiếm cơ hội tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực R&D để tích lũy kinh nghiệm thực tế, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện liên quan đến lĩnh vực R&D để mở rộng mối quan hệ và trau dồi kỹ năng mềm, tham gia các hội nhóm, cộng đồng về R&D để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
Hoàn thành tốt các công việc được giao
Thể hiện thái độ tự tin, chủ động, trách nhiệm trong công việc, tìm tòi, sáng tạo và đề xuất giải pháp mới cho các vấn đề trong công việc, hoàn thành tốt các báo cáo, kết quả nghiên cứu được giao. Tự tin đề xuất ý tưởng mới, tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên ngành để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác, viết bài báo, chia sẻ kiến thức trên các trang web, diễn đàn chuyên ngành để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Tích cực tham gia các hoạt động chung của nhóm
Thường xuyên tích cực tham gia các hoạt động chung của nhóm như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các thành viên khác trong nhóm, hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc, góp ý xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và tích cực.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên phân tích và nghiên cứu đang tuyển dụng