Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Kế hoạch số 2260/KH-UBND ngày 14/6/2024 của UBND tỉnh về việc tuyển dụng công chức tỉnh Lai Châu năm 2024;
Căn cứ Thông báo số 63/TB-UBND ngày 14/6/2024 của UBND tỉnh về tuyển dụng công chức tỉnh Lai Châu năm 2024;
Ngày 25/6/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 912/QĐ-UBND về việc điều chỉnh nội dung của Kế hoạch 2260/KH-UBND ngày 14/6/2024 của UBND tỉnh về tuyển dụng công chức tỉnh Lai Châu năm 2024.
UBND tỉnh Lai Châu thông báo điều chỉnh ngành hoặc chuyên ngành của vị trí Chuyên viên về quản lý doanh nghiệp của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tại biểu chỉ tiêu, vị trí tuyển dụng công chức ban hành kèm theo Kế hoạch số 2260/KH-UBND ngày 14/6/2024 của UBND tỉnh về việc tuyển dụng công chức tỉnh Lai Châu năm 2024 như sau:
1. Trình độ, ngành hoặc chuyên ngành cần tuyển: Đại học trở lên ngành hoặc chuyên ngành Luật; Thương mại; Quản lý kinh tế; Quản lý lao động; Quản lý công; Chính sách công; Tài chính; Quản trị kinh doanh; Vận tải – Kinh tế; Kế toán; Quản trị doanh nghiệp; Hành chính công.
2. Thời gian nhận phiếu đăng ký dự tuyển đối với vị trí Chuyên viên về quản lý doanh nghiệp của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tính đến hết ngày 24/7/2024 (trong giờ hành chính vào các ngày làm việc; trường hợp nộp qua đường bưu chính tính từ ngày dấu bưu điện đến).
Các nội dung khác không điều chỉnh, tiếp tục thực hiện theo Thông báo số 63/TB-UBND ngày 14/6/2024 của UBND tỉnh về tuyển dụng công chức tỉnh Lai Châu năm 2024.
UBND tỉnh Lai Châu thông báo để các cơ quan, đơn vị và các thí sinh đăng ký dự thi biết thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên hệ về cơ quan thường trực Hội đồng tuyển dụng (qua Sở Nội vụ, địa chỉ: Tầng 2, nhà D, Trung tâm Hành chính – Chính trị tỉnh Lai Châu; số điện thoại 02133.876.558) để xem xét, giải quyết./.
>>>>> Xem thêm: UBND tỉnh Lai Châu tuyển dụng công chức năm 2024
Nguồn tin: laichau.gov.vn
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)