Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 08/2024/QĐ-UBND ngày 22/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế, số lượng người làm việc, số lượng hợp đồng và cán bộ, công chức, viên chức, người giữ chức danh, chức vụ và kiểm soát viên tại doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai;
Căn cứ Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 29/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện tổ chức tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2024 (có gửi kèm theo).
Ủy ban nhân dân huyện thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện, cụ thể như sau:
1. Đối tượng dự tuyển: Những người có nguyện vọng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện Đak Đoa có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển theo quy định tại Khoản 2 Mục III Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 29/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện
2. Số lượng người làm việc cần tuyển dụng và vị trí việc làm thực hiện tuyển dụng:
– Số lượng người làm việc cần tuyển dụng: 11.
– Số vị trí việc làm thực hiện tuyển dụng: 08 vị trí.
– Các vị trí được đăng ký 02 nguyện vọng: Không có.
Có bảng nhu cầu chi tiết kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 29/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện tại địa chỉ (http://dakdoa.gialai.gov.vn), website của các cơ quan, địa phương và niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển: Chi tiết tại Khoản 3 Mục III Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 29/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện.
4. Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận
Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển:
– Thời hạn tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Người dự tuyển nộp phiếu đăng ký dự tuyển trong giờ hành chính vào các ngày làm việc trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng, cụ thể từ ngày 05/4/2024 đến ngày 05/5/2024.
– Địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi qua đường bưu chính: Phòng Nội vụ huyện Đak Đoa tại địa chỉ: 184 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
– Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao).
+ Các văn bằng, chứng chỉ: Bản phô tô bằng tốt nghiệp phổ thông, bằng tốt nghiệp chuyên môn, chứng chỉ liên quan.
+ Kèm 02 ảnh 3×4 và 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của người dự tuyển.
Chi tiết tại điểm 1.1 Khoản 1 Mục IV Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 29/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện.
5. Hình thức, nội dung xét tuyển; thời gian và địa điểm xét tuyển
– Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
– Nội dung xét tuyển: Xem chi tiết tại Khoản 1 Mục III Kế hoạch số 49/KH- UBND ngày 29/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện.
– Thời gian và địa điểm xét tuyển: Do Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện quyết định và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở và trên website của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa để các cá nhân có liên quan được biết và thực hiện (sẽ có thông báo cụ thể sau).
6. Lệ phí dự tuyển: Mức thu phí tuyển dụng thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng đối với trường hợp dưới 100 thí sinh là 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng chẵn)/thí sinh. Trường hợp số lượng thí sinh nộp hồ sơ trên 100 thí sinh, Ủy ban nhân dân huyện sẽ tiến hành trả lại số tiền lệ phí thu dư cho thí sinh theo quy định.
7. Tổ chức thực hiện:
7.1. Phòng Nội vụ:
– Chịu trách nhiệm niêm yết công khai Thông báo này tại trụ sở UBND và HĐND huyện và trụ sở làm việc của Phòng Nội vụ.
– Cử công chức tham gia tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển, kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ; tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển và Phiếu đăng ký dự tuyển (theo Biểu mẫu đính kèm) nộp về Hội đồng dự tuyển.
7.2. Phòng Văn hóa và Thông tin: Đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử huyện.
7.3. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện: Thường xuyên đăng tin, đưa tin về Kế hoạch tuyển dụng viên chức; Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh về phòng Nội vụ (điện thoại 0269 3831250) để được hướng dẫn.
Trên đây là Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyểnviên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2024 của UBND huyện./.
KẾ HOẠCH
Tổ chức tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập1 thuộc huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2024
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật Viên chức năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Thông tư số 92/2021/TT- BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Thông tư số 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 07/07/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật; Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT- BNNPTNT-BNV ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chăn nuôi và thú y; Thông tư số 18/2020/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng; Thông tư số 07/2022/TT- BNNPTNT ngày 11/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 47-CT/TU ngày 04/6/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI và Thông tri số 07-TT/TU ngày 09/5/2012 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Về việc cơ cấu cán bộ, công chức người dân tộc Bahnar và Jrai trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh”; Kế hoạch số 280/KH- UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời kỳ mới;
Căn cứ Quyết định số 08/2024/QĐ-UBND ngày 22/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế, số lượng người làm việc, số lượng hợp đồng và cán bộ, công chức, viên chức, người giữ chức danh, chức vụ và kiểm soát viên tại doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai; Quyết định số 665/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; định mức lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền năm 2023;
Xét đề nghị của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện và Trưởng phòng Nội vụ.
Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2024, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG
1. Mục đích
Tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đúng vị trí việc làm, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
– Tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền giao.
– Việc tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo công khai, công bằng, khách quan, dân chủ, cạnh tranh và đúng quy định của pháp luật để lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn theo yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
3. Nguyên tắc tuyển dụng
– Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
– Bảo đảm tính cạnh tranh.
– Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
– Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số Bahnar và Jrai.
II. CĂN CỨ TUYỂN DỤNG; ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Căn cứ tuyển dụng:
– Số lượng người làm việc được Ủy ban nhân dân tỉnh giao năm 2023 tại Quyết định số 665/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 là 1.405. Chia ra: Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện 1.355, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện được 18, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên 11, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện 18, Sự nghiệp lưu trữ thuộc phòng Nội vụ 03.
– Số lượng người làm việc hiện có mặt là 1.157. Chia ra: Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện 1.119, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện 16, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên 10, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện 10, Sự nghiệp lưu trữ thuộc Phòng Nội vụ 02.
– Số lượng người làm việc chưa sử dụng là 248. Chia ra: Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện 236, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện 02, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên 01, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện 08, Sự nghiệp lưu trữ thuộc phòng Nội vụ 01.
– Số chỉ tiêu tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện 11, chia ra:
+ Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện 02;
+ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện 08;
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên 01.
(Có bảng nhu cầu vị trí việc làm cần tuyển kèm theo)
Trong đó dành riêng 50% số chỉ tiêu cần tuyển dụng người dân tộc thiểu số Jrai hoặc Bahnar (tại tỉnh Gia Lai) trong tổng số chỉ tiêu, đối với từng vị trí việc làm có từ 02 (hai) chỉ tiêu trở lên tính chung cho cả huyện, để thực hiện Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời kỳ mới.
Trường hợp 50% số chỉ tiêu cần tuyển dụng người dân tộc thiểu số Jrai hoặc Bahnar tại vị trí việc làm có từ 02 (hai) chỉ tiêu trở lên đạt từ 0,5 trở lên thì được tính làm tròn thành 01 chỉ tiêu, dưới 0,5 không tính.
2. Đối tượng dự tuyển
Người có nguyện vọng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện Đak Đoa có đủ điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển theo quy định tại khoản 3, Mục II Kế hoạch này.
3. Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển
Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức, như sau:
3.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí việc làm.
3.2. Về trình độ chuyên môn:
Có bằng tốt nghiệp trình độ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển (tại Bảng nhu cầu vị trí việc làm cần tuyển kèm theo Kế hoạch này).
Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của bộ, ngành (nếu có).
3.3. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
4. Phương thức tuyển dụng: Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hình thức xét tuyển theo quy định tại Điều 23 Luật Viên chức năm 2010.
5. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức:
5.1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
5.2. Trường hợp người dự tuyển dụng thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại Điểm 5.1 Khoản này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG:
1. Nội dung, hình thức tuyển dụng:
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
– Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
– Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
+ Hình thức thi: Thi viết.
+ Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ tuyển dụng, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
– Thang điểm: 100 điểm.
2. Xác định người trúng tuyển:
2.1. Người trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a. Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b. Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Khoản 5 Mục II Kế hoạch này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm.
2.2. Tại vị trí việc làm có từ 02 (hai) chỉ tiêu trở lên xác định trúng tuyển trước 50% người dân tộc thiểu số Jrai hoặc Bahnar theo thứ tự quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2 Mục III Kế hoạch này, sau đó xác định trúng tuyển số chỉ tiêu còn lại đối với tất cả các đối tượng còn lại theo quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2 Mục III Kế hoạch này (trường hợp tại vị trí việc làm cần tuyển dụng không xác định người trúng tuyển là người Jrai, Bahnar của 50%, nếu còn chỉ tiêu chưa tuyển được thì xác định đối tượng còn lại theo thứ tự Điểm 2.1, Khoản 2 Mục III Kế hoạch này).
2.3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại tiết b điểm 2.1 và điểm 2.2 Khoản 2 Mục này bằng nhau ở các chỉ tiêu cuối của vị trí việc làm cần tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự sau:
– Người dự tuyển có trình độ cao hơn về chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;
– Người có bằng tốt nghiệp (có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển) lấy theo thứ tự xếp loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình;
– Người có kết quả điểm học tập trung bình chung toàn khóa cao hơn (điểm trung bình chung do cơ sở đào tạo xác nhận);
– Người dân tộc thiểu số (Jrai; Bahnar);
– Người dự tuyển là nữ.
2.4. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Việc xác định trúng tuyển thực hiện theo điểm 2.1, 2.2, 2.3 Khoản 2 Mục này.
2.5. Trường hợp ngay sau kỳ tuyển dụng mà phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới đối với vị trí việc làm có yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày phê duyệt kế hoạch của kỳ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng xem xét, quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển cho đến khi đủ nhu cầu tuyển dụng phát sinh. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển theo quy định tại điểm 2.3 Khoản 2 Mục này.
2.6. Người không trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng không được bảo lưu kết quả tuyển dụng cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
3. Sau khi có thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên (nếu có)…theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định.
4. Người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
IV. NỘP PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN, LỆ PHÍ DỰ TUYỂN
1. Phiếu đăng ký dự tuyển
1.1. Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi qua đường bưu chính tại Phòng Nội vụ huyện Đak Đoa (số 184 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), kèm theo bản phô tô các loại giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ có liên quan theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, để người tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển kiểm tra, đối chiếu và phải ký xác nhận các thông tin cá nhân trong danh sách đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
– Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao), bao gồm:
+ Đối tượng là người dân tộc thiểu số: Giấy khai sinh, căn cước công dân.
+ Đối tượng là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh thương binh loại B, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Thẻ thương binh hoặc bệnh binh, giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân; giấy chứng nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.
+ Đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc được hưởng chính sách chất độc hóa học, giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân.
+ Đối tượng là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị: Quyết định phục viên, quyết định chuyển ngành, các giấy tờ minh chứng liên quan.
+ Đối tượng là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Giấy phục viên, hoàn thành nghĩa vụ; giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong hoặc các giấy tờ minh chứng liên quan.
+ Đối tượng là cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Các quyết định được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
– Các văn bằng, chứng chỉ: Bản phô tô bằng tốt nghiệp phổ thông, bằng tốt nghiệp chuyên môn, chứng chỉ liên quan.
Trường hợp người dự tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào lạo kiểm định, công nhận.
– Kèm 02 ảnh 3×4 và 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của người dự tuyển.
Phiếu đăng ký dự tuyển và các loại giấy tờ có liên quan được đặt trong bì hồ sơ bằng giấy (không dùng bì nhựa) có kích thước phù hợp đựng giấy A4.
Người nhận phiếu dự tuyển phải có giấy biên nhận trao cho người dự tuyển có đóng dấu treo của cơ quan tiếp nhận.
1.2. Mỗi người dự tuyển chỉ được đăng ký dự tuyển tại 01 vị trí việc làm có chỉ tiêu tuyển dụng (tính chung cho toàn huyện), nếu người dự tuyển nộp từ 02 Phiếu dự tuyển vào 02 vị trí tuyển dụng trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách dự tuyển.
1.3. Người đăng ký dự tuyển phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp Phiếu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin kê khai trong Phiếu đăng ký dự tuyển của mình; trường hợp kê khai không đúng thông tin, giả mạo văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ đối tượng ưu tiên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.4. Người dự tuyển đã thực hiện đầy đủ các điều kiện và có đầy đủ thông tin về Phiếu đăng ký dự tuyển thì người tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận.
Người dự tuyển có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển theo quy định mà cơ quan tiếp nhận từ chối tiếp nhận Phiếu nhưng không có lý do chính đáng thì người dự tuyển có thể phản ánh về Thanh tra huyện tại địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai (điện thoại 097 831 2626).
2. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển:
Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày Thông báo tuyển dụng viên chức công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở HĐND và UBND huyện Đak Đoa; Cổng thông tin điện tử huyện Đak Đoa (http://dakdoa.gialai.gov.vn), trụ sở phòng Nội vụ huyện Đak Đoa (Số 184 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
3. Lệ phí dự tuyển:
3.1. Mức thu lệ phí của người dự tuyển để phục vụ công tác tuyển dụng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Mức thu phí dự tuyển của mỗi thí sinh sẽ do phòng Nội vụ phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch nghiên cứu, đề xuất Hội đồng tuyển dụng thông báo.
3.2. Trong trường hợp thu lệ phí của người dự tuyển phục vụ cho công tác tuyển dụng không đủ, phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch lập dự toán kinh phí bổ sung trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định bổ sung để phục vụ cho công tác tuyển dụng kịp thời, đúng quy định.
Lệ phí dự tuyển sẽ được thông báo cụ thể trong thông báo về thời gian tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển.
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC THI VÒNG 2; TÀI LIỆU ÔN THI
Thời gian thi, địa điểm tổ chức thi, tài liệu ôn thi: Do Hội đồng tuyển dụng
viên chức của huyện quyết định và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở và trên website của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa để các cá nhân có liên quan được biết và thực hiện (sẽ có thông báo cụ thể sau).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện:
1.1. Thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức; Ban Giám sát kỳ tuyển dụng viên chức theo đúng quy định;
1.2. Công nhận kết quả kỳ tuyển dụng viên chức;
1.3. Quyết định tuyển dụng và xếp lương đối với thí sinh trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức.
2. Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện (gọi tắt là Hội đồng tuyển dụng):
2.1. Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện đảm bảo theo Kế hoạch và đúng quy định của pháp luật; tổng hợp kết quả tuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện quyết định công nhận.
2.2. Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức tuyển dụng và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Ban giám sát kỳ tuyển dụng:
Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức kỳ tuyển dụng viên chức về thực hiện quy chế và nội quy; về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng tuyển dụng và các thành viên tham gia các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
4. Phòng Nội vụ có trách nhiệm:
4.1. Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ban giám sát kỳ tuyển dụng viên chức của huyện; trình Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện quyết định thành lập các Ban, Tổ giúp việc theo đúng quy định.
4.2. Là cơ quan thường trực của Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện; tham mưu cho Hội đồng tuyển dụng của huyện tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức theo đúng Kế hoạch.
4.3. Niêm yết công khai Kế hoạch này tại trụ sở làm việc (nơi thuận tiện) để thí sinh và Nhân dân biết, thực hiện, giám sát.
4.4. Cử công chức (có danh sách, thời gian trực cụ thể) tham gia tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, thu lệ phí dự tuyển theo thông báo của Hội đồng tuyển dụng; tổng hợp danh sách dự tuyển theo quy định.
4.5. Tiếp nhận, kiểm tra và sơ tuyển hồ sơ của người dự tuyển đảm bảo đúng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển theo quy định. Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, không đủ điều kiện dự tuyển và ghi thành tệp tin (file Excel, font chữ Times New Roman) dữ liệu tổng hợp gửi về Hội đồng tuyển dụng của huyện.
4.6. Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu và các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức tốt kỳ tuyển dụng viên chức và thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có).
4.7. Tổng hợp kết quả tuyển dụng để Hội đồng tuyển dụng của huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định công nhận kết quả tuyển dụng.
4.8. Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định. Trường hợp kinh phí thu không đủ chi, phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch lập dự toán kinh phí bổ sung trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định bổ sung kinh phí theo quy định.
4.9. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh về thủ tục, phòng Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.
4.10. Thực hiện việc thu phí dự tuyển (nếu có) và nộp về ngân sách nhà nước để phục vụ công tác tuyển dụng.
4.11. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng danh mục tài liệu, tài liệu ôn tập; tuyển chọn, bố trí, giới thiệu nhân sự tham gia các Hội đồng, các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có) theo yêu cầu của Hội đồng tuyển dụng.
4.12. Giải quyết và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi tuyển theo thẩm quyền.
4.13. Thực hiện các nội dung khác có liên quan theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng tuyển dụng của huyện.
5. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chuẩn bị cơ sở vật chất khi Hội đồng tuyển dụng yêu cầu; cử người phối hợp với cơ quan thường trực của Hội đồng tuyển dụng thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có) theo yêu cầu của Hội đồng tuyển dụng.
6. Phòng Tài chính – Kế hoạch:
6.1. Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn thu – chi phí dự tuyển đúng quy định, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tuyển dụng.
6.2. Trường hợp kinh phí không đủ chi, phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm phối hợp với phòng Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân huyện cấp bổ sung kinh phí theo quy định. Mức chi cụ thể do phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì hướng dẫn.
6.3. Thực hiện các nội dung khác có liên quan theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện.
7. Phòng Văn hóa và Thông tin: Có trách nhiệm đăng tải Kế hoạch này và các văn bản có liên quan trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa.
8. Công an huyện: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự cho kỳ tuyển dụng viên chức diễn ra an toàn và trật tự giao thông được đảm bảo.
9. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện: Có trách nhiệm đăng tin, đưa tin về Kế hoạch này và các nội dung có liên quan đến công tác tuyển dụng theo yêu cầu của Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện theo quy định.
10. Trung tâm Y tế huyện: Phối hợp bảo đảm công tác y tế phục vụ Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện, các bộ phận phục vụ Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện và các thí sinh tham dự kỳ tuyển dụng viên chức.
11. Điện lực Đak Đoa: Phối hợp cung cấp điện thông suốt tại các địa điểm làm việc của Hội đồng tuyển dụng trong suốt thời gian diễn ra tuyển dụng viên chức của huyện.
12. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan: Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng tuyển dụng trong quá trình triển khai Kế hoạch này; bố trí thời gian để công chức, viên chức tham gia Hội đồng tuyển dụng, Ban Giám sát, Tổ giúp việc phục vụ Hội đồng tuyển dụng theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch tuyển dụng viên chức của huyện Đak Đoa, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện, đảm bảo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân huyện (qua phòng Nội vụ tổng hợp, đề xuất) để xem xét, giải quyết./.
***** Đính kèm:
Nguồn tin: dakdoa.gialai.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Gia Lai. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên là gì?
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh.
2. Những lý do nên chọn nghề giáo viên
Giữ tâm trong sáng
Nghề giáo được đánh giá là một trong những nghề nghiệp tạo ra cho bạn môi trường hướng thiện nhiều nhất. Người thầy được ví như những “kĩ sư tâm hồn”, là người truyền đạt không chỉ tri thức mà còn là cách sống và đạo lý làm người cho các học trò. Cái “tâm” của người thầy sáng mới có thể khiến học trò cúi mình nể trọng, coi như tấm gương sáng. Dù bên ngoài cổng trường là bao bon chen, vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, tâm hồn ngây thơ của học trò đích thực là nơi khiến những người thầy sự bình yên để sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Nhận được sự yêu thương và nể trọng từ học trò
Một người thầy tốt sẽ luôn nhận được tấm lòng biết ơn của các thế hệ học trò và sự tôn trọng của xã hội. Những người thầy cô giáo, cần biết cách quan tâm đến mỗi học sinh của mình, tìm hiểu tâm tư của các em như một người bạn lớn. Làm nghề giáo, bạn sẽ có thể đón nhận những niềm vui bất ngờ, giản dị mà cảm động như một cuộc gọi điện hỏi thăm của một học trò cũ. Trao đi và nhận lại, cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tình yêu thương, dù bạn ở tuổi nào hay đang ở đâu.
Người thầy là người có ảnh hưởng lớn đến thể hệ trẻ
Là một nhà giáo, bạn có thể truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Người giáo viên chính là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Chính vì thế, để hỏi người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.
Dạy học là công việc rất có ý nghĩa
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui cho bản thân thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Với tư cách một người giáo viên, bạn còn có thể giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế hệ người lao động cho tương lai.
Hạnh phúc của người thầy là sự thành công của học trò
Nghề giáo sáng tạo nên những sản phẩm đặc biệt, đó là sự hiểu biết, lớn lên và thành công của con người. Người giáo viên không lấy tiền bạc mà lấy học trò là niềm hạnh phúc, sự tự hào của mình. Như người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông, người thầy giáo cũng dìu dắt bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức, lấy niềm vui cuối mỗi chuyến đò làm động lực cho mình.
3. Giáo viên là công chức hay viên chức?
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Từ đó, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ. Quy định về giáo viên thì theo Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.
4. Lương của giáo viên tính thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).
Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Ngoài ra, nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập về việc bãi bỏ một số khoản thu nhập của công chức, viên chức như sau:
- Khoản 1: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Khoản 2: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).
- Khoản 3: Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
- Khoản 4: Bên cạnh đó sẽ bãi bỏ khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
Theo đó, giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới như trên cũng như sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
5. Mô tả công việc của Giáo viên
Giảng dạy và phát triển nội dung học tập
Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị và truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các bài giảng phù hợp với từng độ tuổi và trình độ học sinh. Họ cần thiết kế giáo án theo chương trình đã đề ra, đảm bảo nội dung bám sát mục tiêu học tập nhưng vẫn sáng tạo và thú vị. Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cũng là một phần không thể thiếu trong công việc này.
Quản lý và đánh giá học sinh
Giáo viên có trách nhiệm theo dõi quá trình học tập của học sinh, bao gồm cả việc quản lý thời gian học trên lớp và đánh giá bài tập, bài kiểm tra. Họ cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan để đảm bảo học sinh được nhận xét công bằng và phản hồi kịp thời về tiến bộ hoặc khó khăn. Việc quản lý lớp học, giữ gìn kỷ luật và tạo môi trường học tập tích cực, hòa đồng là một phần thiết yếu để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những vấn đề học tập hoặc hành vi của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, họ cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh và ban giám hiệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tư vấn và hỗ trợ phát triển cá nhân cho học sinh
Bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên còn là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển cá nhân và định hướng tương lai. Họ cần lắng nghe và tư vấn về các vấn đề học tập, tâm lý hoặc xã hội mà học sinh gặp phải. Giáo viên cũng góp phần xây dựng kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Đồng thời, họ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển năng khiếu và tìm ra điểm mạnh của bản thân. Sự quan tâm và khích lệ đúng mức sẽ giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện về cả mặt học tập lẫn cuộc sống.
6. Những khó khăn thường gặp của nghề giáo viên
Áp lực xã hội
Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và công nghệ thì việc giảng dạy học sinh của thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn của nghề giáo viên. Mọi lỗi sai, hay các phát biểu, ý kiến không đúng chuẩn mực đều có thể được phát tán lên trên các trang mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống của giáo viên. Do đó, có thể nói nghề giáo viên hiện nay đang chịu áp lực xã hội rất lớn, thầy cô giáo vô tình rơi vào cái hố sợ làm sai và chưa cống hiến hết sức mình cho công việc.
Soạn giáo án vất vả
Có thể nói đây là khó khăn của nghề giáo viên từ trước tới nay vẫn còn tồn tại. Bên cạnh các khó khăn về mặt tinh thần, thì nghề nhà giáo còn có khó khăn trong việc soạn giáo án và các bài giảng trước khi lên lớp. Để có thể giúp cho học sinh nắm bài nhanh và sâu thì các thầy cô thường chuẩn bị giáo án thật kỹ tối hôm trước để bài giảng được tốt nhất. Thông thường, công việc này thường được các thầy cô thực hiện sau giờ dạy. Do đó, có thể nói đây là một trong những nhược điểm, khó khăn của nghề giáo viên.
Trách nhiệm dạy học cao
Như đã phân tích ở trên, nghề nhà giáo là nghề giúp mang lại con chữ, con số và các kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì vậy, thầy cô giáo luôn mang trên vai mình trọng trách của một người lái đò đầy trách nhiệm. Để làm sao có thể giúp các học sinh đều học những kiến thức sách vở hữu ích, bên cạnh cách học về đạo đức và làm người sâu sắc, trở thành người có ích cho xã hội.
Khắt khe về chuẩn mực
Nhắc đến những thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên thì không thể không nhắc tới khó khăn về mặt chuẩn mực của người làm nghề giáo. Mọi người luôn quá khắt khe về chuẩn mực đặt ra đối với nghề giáo. Các chuẩn mực có thể được kể đến ở đây như: cách ăn mặc, đi đứng, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tình cảm,…
Công tác xa nhà
Đối với các thầy cô giáo mầm non thì thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên mầm non còn là vấn đề công tác xa nhà. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế nghèo và kém phát triển. Thầy cô giáo ở đây đa số đều phải công tác xa nhà, để có thể mang lại từng con chữ cho các em học sinh nhỏ xa xôi, vượt khó học tập. Bên cạnh đó, còn khó khăn rất nhiều trong việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Điều này càng làm cho việc dạy học trở nên khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
Giáo viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 117 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên
Mức lương bình quân của Giáo viên đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giảng viên: 15 - 30 triệu đồng/tháng
- Gia sư: 4 - 8 triệu đồng/tháng
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ tham gia vào quá trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên chính, thực hành các kỹ năng sư phạm và quản lý lớp học. Vị trí này cho phép bạn học hỏi từ thực tiễn, chuẩn bị cho những thách thức trong môi trường giáo dục. Bạn cũng sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động lớp học.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên thực tập là bước đầu quan trọng để bạn làm quen với nghề giáo và xây dựng nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
2. Giáo viên bộ môn
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm
Ở vị trí giáo viên bộ môn, bạn sẽ giảng dạy chuyên sâu một môn học cụ thể, thiết kế giáo án và thực hiện các hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Bạn cần theo dõi tiến độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra và bài tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học của mình.
>> Đánh giá: Vị trí giáo viên bộ môn mang đến nhiều cơ hội để bạn phát triển chuyên môn và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn khẳng định mình và đóng góp vào chất lượng giáo dục.
3. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 – 5 năm
Khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bạn cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và những vấn đề liên quan đến học sinh. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
4. Tổ trưởng bộ môn
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Ở vị trí tổ trưởng bộ môn, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm giáo viên trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy của môn học. Bạn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên môn, đánh giá và hỗ trợ các giáo viên trong tổ. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường.
>> Đánh giá: Vị trí tổ trưởng bộ môn mang đến cho bạn cơ hội lãnh đạo và phát triển kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cao và yêu cầu về chuyên môn cũng đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Xem thêm: