Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội cần tuyển viên chức, cụ thể như sau:
I. Điều kiện, tiêu chuẩn chung
Người đăng ký tuyển dụng viên chức phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Đồng thời người đăng ký tuyển dụng phải có đủ tiêu chuẩn được quy định trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 3768/QĐ-ĐHQGHN ban hành quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
II. Nhu cầu tuyển dụng
STT |
Vị trí tuyển dụng |
Số lượngchỉ tiêu tuyển dụng |
1 |
Nghiên cứu viên |
03 |
2 |
Chuyên viên về hành chính – văn phòng |
01 |
3 |
Chuyên viên về quản lý khoa học – công nghệ |
01 |
4 |
Kế toán viên |
01 |
|
Tổng số |
06 |
III. Yêu cầu về trình độ
1. Nghiên cứu viên
– Có học vị thạc sĩ loại giỏi hoặc tương đương trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác (chuyên ngành Phật học, Hán Nôm, Tôn giáo học, Văn học, Lịch sử).
– Tiêu chuẩn ngoại ngữ: Sử dụng tốt tiếng Trung phục vụ công việc (có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung Quốc HSK hoặc tương đương).
– Tiêu chuẩn tin học: Có Chứng chỉ tin học theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ TT&TT hoặc tương đương trở lên.
– Có khả năng nghiên cứu khoa học: Có bài viết công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN hoặc tương đương trở lên.
– Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm làm việc từ 02 năm trở lên trong môi trường nghiên cứu, đào tạo của đơn vị khoa học công lập liên quan đến Phật học.
2. Chuyên viên về hành chính – văn phòng
– Tốt nghiệp thạc sĩ trở lên có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác (Chuyên ngành quản trị văn phòng, kinh tế, tài chính).
– Có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Có Chứng chỉ tin học theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tương đương trở lên.
– Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm làm việc từ đủ 01 năm trở lên trong công tác hành chính văn phòng của các đơn vị sự nghiệp giáo dục.
3. Chuyên viên về quản lý khoa học – công nghệ
– Tốt nghiệp thạc sĩ trở lên có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác (Chuyên ngành giáo dục, quản lý khoa học và công nghệ, Hán Nôm, ngoại ngữ, quốc tế học).
– Có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Có Chứng chỉ tin học theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tương đương trở lên.
– Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm làm việc từ 02 năm trở lên trong môi trường nghiên cứu, đào tạo của đơn vị khoa học công lập liên quan đến Phật học.
4. Kế toán viên
– Tốt nghiệp thạc sĩ trở lên có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác (Chuyên ngành kế toán, tài chính, kinh tế).
– Có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Có Chứng chỉ tin học theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tương đương trở lên.
– Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm làm việc từ 01 năm trở lên trong môi trường nghiên cứu, đào tạo của đơn vị khoa học công lập liên quan đến Phật học.
IV. Hồ sơ dự tuyển
– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
– Lệ phí dự tuyển: 500.000đ/ứng viên.
– Hồ sơ gồm có: Sơ yếu lý lịch tự thuật có dán ảnh và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ; Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, trường hợp văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và xác nhận văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bản sao công chứng các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ khác (bằng khen, giấy khen, v.v..) nếu có; các công trình khoa học, công bố (đối với ứng viên ứng tuyển Nghiên cứu viên); 02 ảnh 4×6 chụp trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; 02 phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Đối với những trường hợp người dự tuyển có thời gian công tác ở các cơ quan, đơn vị có cùng chuyên môn dự tuyển thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị đó; Các minh chứng cho kinh nghiệm công tác thuộc diện ưu tiên (Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc, quyết định, sổ BHXH, v.v..). Hồ sơ đựng trong bì Hồ sơ tuyển dụng, ngoài bì ghi rõ họ tên và các thông tin quy định.
V. Hình thức, nội dung tuyển dụng
– Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển
– Đối với người trúng tuyển không nộp đủ minh chứng đúng với Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng sẽ hủy kết quả tuyển dụng của người đó.
VI. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển
a) Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 16/7/2024 đến hết ngày 15/8/2024 (trong giờ hành chính).
b) Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Hành chính – Tổng hợp, Viện Trần Nhân Tông, Tầng 8, Tòa nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Số điện thoại: 024 3767 5840.
c) Thời gian dự kiến xét tuyển:
– Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển: Dự kiến ngày 22/8/2024.
– Xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn: Dự kiến ngày 27/8/2024.
d) Địa điểm xét tuyển: Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội.
***** Đính kèm:
Nguồn tin: tnti.vnu.edu.vn
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)